Người trồng sả huyện Kỳ Anh loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm

(Baohatinh.vn) - Nhiều hộ dân ở xã Kỳ Lạc và Kỳ Tây (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) trồng sả để bán cho một doanh nghiệp theo như thỏa thuận nhưng đến lúc thu hoạch thì công ty lại không thu mua vì lý do... sản lượng quá ít.

Người trồng sả huyện Kỳ Anh loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm

Vườn sả nguyên liệu của ông Trần Tương Lai

Cuối năm 2022, sau khi nắm bắt được chủ trương về phát triển liên kết sản xuất, tiêu thụ và chế biến sản phẩm sả chanh lai dọc trên địa bàn giữa địa phương với Công ty CP Dược liệu Trương Dương (có trụ sở ở tỉnh Thanh Hóa), theo hình thức doanh nghiệp cung cấp giống, bao tiêu sản phẩm, ông Trần Tương Lai (thôn Hồng Xuân, xã Kỳ Tây) đã đăng ký triển khai trồng 1 sào, số tiền mua cây giống hơn 1 triệu đồng.

Tháng 2/2023, sau khi nhận cây giống, gia đình ông Lai đã phá bỏ một số cây trồng lâu năm để trồng sả.

Người trồng sả huyện Kỳ Anh loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm

Ông Trần Tương Lai (bên phải) cùng lãnh đạo xã Kỳ Tây trao đổi với PV về sự việc.

Ông Lai cho biết: “Cây sả chanh lai dọc rất dễ trồng, tỷ lệ chết thấp, phát triển khá nhanh. Theo thỏa thuận, 8 tháng sau khi xuống giống thì bà con thu hoạch để bán cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến nay, đã bước vào tháng thứ 10, khi cây sả đang vào giai đoạn già cỗi, tàn lụi vẫn không thấy doanh nghiệp trở lại thu mua".

Không chỉ gia đình ông Lai, toàn xã Kỳ Tây có 60 hộ liên kết trồng cây sả chanh lai dọc, với tổng diện tích 2,5 ha hiện đang lâm vào tình trạng như ông Lai.

Ông Võ Văn Toán - Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Tây cho biết: “Để giảm bớt khó khăn cho người dân, xã đã kêu gọi một số cơ sở thu mua sả cho bà con, đồng thời hỗ trợ thêm mỗi kg sả bán ra 1.000 đồng. Tuy nhiên, các tiểu thương, cơ sở chỉ thu mua mỗi phần củ (không mua lá) với giá 6.000 đồng/kg; hiện mới chỉ bán được gần 1/2 diện tích".

Người trồng sả huyện Kỳ Anh loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm

Ông Võ Văn Hải ở thôn Lạc Trung (bên trái) cùng cán bộ xã Kỳ Lạc khảo sát vườn sả của gia đình

Cũng tình trạng tương tự, gần 1ha/1,3 ha sả chanh lai dọc hơn 10 tháng tuổi của 15 hộ dân Kỳ Lạc đang từng ngày tàn lụi.

"Gia đình tôi đã chuyển đổi hơn 2 sào đất trồng sắn và lạc sang trồng sả, với hy vọng có thu nhập cao hơn; đầu tư 2 triệu tiền giống và phân bón, gom hàng tấn phân chuồng, cùng nhiều công sức chăm sóc nhưng đến kỳ thu hoạch, doanh nghiệp lại không thu mua. Bây giờ phá đi thì không đành mà để lại cũng không xong", ông Võ Văn Hải ở thôn Lạc Trung cho biết.

Theo ông Phan Hoàng Trường - Chủ tịch UBND xã Kỳ Lạc, chính quyền và người dân đã liên lạc với phía Công ty CP Dược liệu Trương Dương nhưng đại diện công ty cho biết, sản lượng quá ít nên không thể thu mua. Hiện tại, chính quyền cũng đang kết nối với một số cơ sở để tiêu thụ sản phẩm cho bà con nhưng số lượng cũng chưa được nhiều.

Người trồng sả huyện Kỳ Anh loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm

Những vườn sả chanh lai dọc của người dân Kỳ Lạc đang lâm vào tình trạng để không xong mà phá không đành.

Theo tìm hiểu của PV, có 75 hộ dân ở xã Kỳ Tây và xã Kỳ Lạc đã mua 3,7 tấn sả giống, trị giá trên 50 triệu đồng của Công ty TNHH Dược liệu Trương Dương, trồng trên 3,8 ha. Theo biên bản thống nhất chủ trương về liên kết sản xuất, tiêu thụ và chế biến sản phẩm sả chanh lai dọc giữa các bên liên quan, thì chu kỳ sản xuất đầu tiên trên địa bàn huyện Kỳ Anh phải đảm bảo từ 100ha đến tối đa 120 ha. Từ chu kỳ thứ 2, nếu có nhu cầu mở rộng quy mô thì diện tích sẽ lớn hơn.

Theo ông Phan Công Toàn - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Kỳ Anh, sau khi huyện tổ chức cho một số thôn trưởng, người dân đi tham quan, học hỏi các mô hình phát triển kinh tế ở các tỉnh cho thấy, cây sả phù hợp với đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu địa phương nên đã chủ trương phát triển trồng sả nguyên liệu.

“Việc liên kết trồng sả của người dân Kỳ Tây, Kỳ Lạc với Công ty TNHH Dược liệu Trương Dương, khi đến mùa thu hoạch, phía công ty cũng đã cho người vào khảo sát nhưng số lượng ít nên đã giới thiệu cho một đơn vị khác thu mua khoảng 10 tấn ở xã Kỳ Tây. Hiện, Phòng NN&PTNT và chính quyền cơ sở đang liên hệ, giới thiệu một số đơn vị tiếp tục thu mua cho người dân", ông Phan Công Toàn cho biết thêm.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.
Mật ong OCOP Thức Dung - ngọt từ thiên nhiên

Mật ong OCOP Thức Dung - ngọt từ thiên nhiên

Nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất, mật ong Thức Dung (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao và từng bước khẳng định thương hiệu trên thị trường.