Sâu răng là bệnh lý như thế nào?
Sâu răng là tình trạng tổn thương mất mô cứng của răng do quá trình hủy khoáng gây ra bởi vi khuẩn ở mảng bám răng với việc hình thành các lỗ nhỏ trên răng, hay các đốm đen.
Từ khi có răng sữa đến lúc trưởng thành, nếu không biết cách dự phòng tốt đều có nguy cơ bị sâu răng. Tùy vào mức độ răng bị phá hủy và vị trí răng sâu sẽ có các dấu hiệu, triệu chứng khác nhau, bao gồm:
- Xuất hiện lỗ li ti trên răng
- Xuất hiện các đốm đen, màu nâu hoặc trắng ngà
- Đau khi cắn hoặc nhai thức ăn
- Răng trở nên nhạy cảm, dễ bị ê buốt khi tiếp xúc với đồ nóng, lạnh
- Cảm giác đau nhức, đau nhói hoặc đau âm ỉ, gây khó chịu trong sinh hoạt
Nguyên nhân gây sâu răng
Sâu răng là bệnh lý xuất phát từ nhiều nguyên nhân kết hợp với nhau trong thời gian dài khiến tình trạng ngày càng nặng hơn. Những nguyên nhân gây sâu răng dễ gặp phải gồm:
- Không đánh răng thường xuyên. Để ngừa sâu răng, mỗi người cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ thường xuyên, ít nhất 2 lần/ngày, đặc biệt là sau khi ăn đồ ngọt.
- Đánh răng không đúng cách: Việc hình thành răng sâu hay các bệnh lý răng miệng khác phần nào xuất phát từ nguyên nhân đánh răng không đúng cách. Nên chải răng theo chiều dọc hoặc xoay vòng tròn. Nên sử dụng loại bàn chải có đầu chải lông tơ để có thể chải sạch ngay cả các vị trí kẽ răng. Sau khi đánh răng cần làm sạch cả bề mặt lưỡi.
- Thường xuyên ăn vặt và ăn đồ ngọt quá nhiều: Trong các loại nước ngọt hay đồ ăn vặt có chứa nhiều chất axit gây hại cho răng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Do đó nên hạn chế sử dụng, đặc biệt là trước khi đi ngủ.
- Thiếu nước: Thiếu nước dẫn tới tình trạng khô miệng, thiếu nước bọt. Trong khi đó, nước bọt có vai trò rất quan trọng trong việc làm sạch vụn thức ăn còn bám lại trên bề mặt răng sau khi ăn. Các khoáng chất có trong nước bọt giúp chữa sâu răng sớm, hạn chế vi khuẩn phát triển và trung hòa các chất axit gây hại.
- Răng nứt, vỡ: Khi răng bị nứt, vỡ vi khuẩn sẽ dễ dàng bám vào bề mặt răng và hình thành những mảng bám sâu hơn, khó loại bỏ. Mảng bám này dần dần thu hút thêm sự tập trung của vi khuẩn, gây nên sâu răng.
Tất cả những nguyên nhân nêu trên đều có thể phát sinh hàng ngày. Do đó, bạn cần chú ý đến việc chăm sóc răng miệng và đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện và có phương án điều trị sớm, không để dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng khác.
Hậu quả do không can thiệp điều trị sâu răng
- Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng
Sâu răng có thể dẫn đến việc cấu trúc răng bị phá hủy, nếu phát triển đến tủy răng sẽ gây ra tình trạng viêm tủy, hoại tử tủy. Vi khuẩn lan vào vùng mô quanh chóp răng sẽ gây viêm quanh chóp răng, xuất hiện tình trạng áp xe răng. Cùng với đó là nguy cơ mất răng vĩnh viễn. Răng sâu sẽ gây ra những hạn chế về vấn đề ăn uống, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sức khỏe nói chung.
- Thiếu thẩm mỹ
Sâu răng sẽ xuất hiện những lỗ màu nâu hoặc đen với nhiều kích thước, hình dáng khác nhau. Điều này khiến người bệnh không tự nhiên khi cười, nói chuyện. Ngoài ra, sâu răng còn dẫn đến tình trạng hôi miệng khiến bệnh nhân mất tự tin trong giao tiếp.
- Ảnh hưởng đến tinh thần và tâm lý
Tình trạng đau nhức do sâu răng kéo dài ảnh hưởng trực tiếp đến tâm sinh lý của bệnh nhân. Người bệnh dễ bị cáu gắt, khó chịu. Ở trẻ nhỏ, tình trạng này còn nghiêm trọng hơn. Trẻ sẽ có cảm giác chán ăn, bỏ bữa, quấy khóc, khiến cơ thể trẻ bị suy nhược, giảm sức đề kháng do thiếu dinh dưỡng.
Sâu răng vĩnh viễn không thể tự khỏi mà cần can thiệp và điều trị đúng cách. Nếu không được điều trị tận gốc, tình trạng này sẽ tiến triển nặng và gây ra những vấn đề nghiêm trọng hơn. Lúc này, người bệnh sẽ phải đối mặt với những cơn đau răng liên tục, dữ dội, thậm chí là những cơn đau kéo dài. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc ăn uống, ngủ nghỉ, khiến bạn mệt mỏi, tinh thần giảm sút nghiêm trọng.
Biện pháp phòng ngừa bệnh lý sâu răng
Vệ sinh răng miệng tốt có thể giúp ngăn ngừa sâu răng. Dưới đây là một số lời khuyên của bác sỹ:
- Chải răng ít nhất 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa kết hợp với nước súc miệng để loại bỏ vi khuẩn, mảng bám một cách triệt để.
- Sử dụng kem đánh răng có chứa Fluoride để ngăn ngừa sâu răng tốt hơn.
- Hạn chế tối đa việc tiêu thụ các loại thực phẩm giàu tinh bột hoặc đường.
- Uống nhiều nước để tăng tiết nước bọt. Ăn nhiều trái cây, rau quả tươi để làm sạch răng miệng.
- Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để giúp phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề về răng miệng.
Khi nhận thấy có dấu hiệu răng bị sâu, hãy nhanh chóng đến các cơ sở nha khoa uy tín hoặc cơ sở chuyên khoa để được bác sỹ kiểm tra tình trạng cụ thể. Từ đó đưa ra phương án điều trị tối ưu nhất.
Nha khoa Mai Hùng Group chụp phim kiểm tra tình trạng răng và chẩn đoán chính xác bệnh lý hoàn toàn miễn phí cho bạn!
NHA KHOA MAI HÙNG GROUP
Hotline: 0911.124.567 - 0944.431.677
Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoamaihung
Địa chỉ trụ sở chính: Số 69, đường Hải Thượng Lãn Ông, TP Hà Tĩnh