Răng ê buốt, đau nhức - nguyên nhân do đâu?
Răng ê buốt và đau nhức có thể do các nguyên nhân sau đây:
Ăn thực phẩm có chứa axit
Nếu bạn thường xuyên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều axit như: xoài, cóc, cam, quýt, dưa chua… thì có thể làm men răng bị xói mòn. Từ đó dẫn đến tình trạng ê buốt răng khi ăn uống.
Sử dụng bàn chải cứng, chải răng sai cách
Lông bàn chải đánh răng quá cứng nếu sử dụng trong một khoảng thời gian dài sẽ làm nướu và men răng bị tổn thương. Theo lời khuyên của các bác sĩ nha khoa, bạn nên dùng bàn chải có lông mềm, kích thước phù hợp để tránh gây đau nhức, ê buốt cho răng. Ngoài ra, thói quen chải răng không đúng cách: chải quá mạnh, chải theo chiều ngang cũng khiến răng bị buốt đau.
Mắc các bệnh lý răng miệng
Nguyên nhân tiếp theo dẫn đến tình trạng răng ê buốt là do mắc một số bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, tụt lợi, sứt mẻ răng… Trong đó, sâu răng là bệnh lý thường gặp và có thể ảnh hưởng đến tủy răng.
Do nghiến răng
Nhiều trường hợp răng ê buốt khi nhai do thói quen nghiến răng khi ngủ. Vì khi nghiến răng, hai hàm sẽ siết chặt lại và gây mòn men răng, từ đó khiến răng bị ê buốt.
Thói quen sinh hoạt kém khoa học
Thói quen nhai đá, ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh có thể làm ảnh hưởng đến cấu trúc răng và gây ra những cơn ê buốt răng kéo dài. Ngoài ra, nếu bạn sử dụng loại nước súc miệng chứa nhiều axit thì có thể ảnh hưởng đến ngà răng, khiến răng bị ê buốt khi súc miệng mỗi ngày.
Những hệ quả của răng ê buốt
- Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của sâu răng, mòn men răng, tụt nướu.
- Răng ê buốt lâu ngày nếu không được điều trị có thể dẫn đến viêm tủy, hỏng răng.
- Tình trạng răng ê buốt thường xuyên khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi. Từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống và hiệu suất làm việc. Ngoài ra, răng ê buốt khi nhai cũng làm giảm khẩu vị khi ăn uống. Đây là nguyên nhân ảnh hưởng đến việc cơ thể hấp thu dưỡng chất.
Khắc phục tình trạng răng bị ê buốt
- Nên đánh răng sau khi ăn các loại thực phẩm chứa nhiều đường hoặc có tính axit cao như bánh kẹo, nước ngọt có gas…
- Tránh ăn nhai thực phẩm quá cứng, quá nóng hoặc quá lạnh.
Tuy nhiên trên đây chỉ là những biện pháp hỗ trợ giảm đau khi răng bị ê buốt nhẹ
Tốt nhất, bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị phù hợp. Lúc này, bác sĩ có thể thực hiện bôi và sử dụng keo dán lên răng để giảm ê buốt. Đồng thời, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn sử dụng các loại kem đánh răng có độ mài mòn thấp và các loại kem có chứa fluor để bảo vệ răng, chống lại sâu răng.
Trường hợp răng hàm bị ê buốt do chấn thương hoặc mòn răng, tùy vào số lượng các mô răng bị mất, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phục hình phù hợp như cạo vôi loại bỏ mảng bám, trám răng bít lỗ sâu…
Hướng dẫn một số giải pháp phòng ngừa tình trạng ê buốt răng:
- Chải răng đúng cách: Không nên đánh răng quá mạnh để tránh làm mòn men răng. Đồng thời, bạn nên sử dụng bàn chải mềm và thay bàn chải ít nhất 2 – 3 tháng/lần.
- Từ bỏ các thói quen ảnh hưởng xấu đến răng như nhai đá, nghiến răng. Với tình trạng nghiến răng khi ngủ, bạn có thể thăm khám bác sĩ để có cách khắc phục hiệu quả.
- Khám răng miệng định kỳ: Nên thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra và điều trị kịp thời khi có vấn đề về răng miệng.
Lựa chọn nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sỹ giỏi, trang bị trang thiết bị hiện đại để có trải nghiệm chăm sóc răng miệng an toàn và hiệu quả.
Nha khoa Mai Hùng Group luôn khám, chụp phim và tư vấn 100% miễn phí cho quý bệnh nhân và khách hàng!
NHA KHOA MAI HÙNG GROUP
Hotline: 0911.124.567 - 0944.431.677
Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoamaihung
Địa chỉ trụ sở chính: Số 69, Hải Thượng Lãn Ông - TP Hà Tĩnh