Nhiều ngân hàng công bố giảm lãi vay hỗ trợ người dân và doanh nghiệp

Ngày 16/7, một số ngân hàng như: BIDV, Vietcombank, Agribank, ACB, MB… tiếp tục công bố giảm lãi cho vay đối với các khoản vay hiện hữu nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong bối cảnh “làn sóng” thứ 4 COVID-19 bùng phát kéo dài.

Nhiều ngân hàng công bố giảm lãi vay hỗ trợ người dân và doanh nghiệp

Công nhân Công ty CP thực phẩm dinh dưỡng Nutifood Bình Dương. Ảnh: Dương Chí Tưởng/TTXVN.

Chiều 16/7, đại diện BIDV cho biết: Thực hiện chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về các giải pháp hỗ trợ khách hàng nhằm phục hồi, duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh trong bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, từ ngày 15/7 đến 31/12, BIDV giảm lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện hữu bình quân 1%/năm, một số nhóm khách hàng khó khăn mức giảm tối đa là 2%/năm so với lãi suất hiện hành.

Cụ thể, BIDV giảm lãi vay trên số dư hiện hữu đối với các khách hàng chịu ảnh hưởng trực tiếp của dịch COVID-19 như: Lĩnh vực lưu trú, dịch vụ nhà hàng, resort, khách sạn, vận tải…; các khách hàng tại các chi nhánh thuộc vùng dịch, doanh nghiệp sản xuất thiết yếu cho nền kinh tế, doanh nghiệp có lực lượng lao động lớn; các khách hàng suy giảm trong hoạt động kinh doanh.

Theo BIDV, 6 tháng đầu năm 2021, BIDV đã triển khai các gói tín dụng lãi suất ưu đãi với tổng quy mô lên đến 368.000 tỷ đồng và đã chủ động giảm thu nhập 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ khách hàng. Trong 6 tháng cuối năm 2021, BIDV dự kiến hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 với tổng nguồn lực hỗ trợ lên đến 3.600 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ giảm lãi suất cho vay 2.000 tỷ đồng đối với dư nợ hiện hữu và 1.600 tỷ đồng đối với dư nợ cho vay mới.

Như vậy, tổng nguồn lực BIDV dự kiến hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 năm 2021 lên tới 6.100 tỷ đồng.

Ngân hàng Vietcombank cũng sẽ giảm lãi vay đối với các khách hàng hiện hữu từ ngày 15/7 đến hết năm. Với doanh nghiệp, Vietcombank giảm lãi suất 1 điểm % một năm cho khách hàng thuộc 9 ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Các doanh nghiệp thuộc nhóm khác được giảm lãi suất tối đa 1 điểm %.

Với cá nhân, Vietcombank giảm lãi suất tối đa 1 điểm % một năm cho khách hàng vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, còn cá nhân vay vốn phục vụ đời sống giảm tối đa 0,5 điểm %. Đây là đợt giảm lãi suất lớn nhất của Vietcombank trong năm nay nhằm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch với quy mô khoảng 1.800 tỷ đồng.

Từ năm 2020 đến nay, Vietcombank đã có 7 đợt giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch và thiên tai. Riêng năm 2020, ngân hàng đã giảm lãi cho khách hàng khoảng 3.290 tỷ đồng. Từ đầu 2021 đến giữa năm, tổng số tiền lãi Vietcombank đã giảm cho khách hàng là 2.115 tỷ đồng.

Từ ngày 15/7 đến hết năm nay, Agribank giảm tối thiểu 0,5 điểm % với khoản vay ngắn hạn có lãi suất từ 5% một năm trở lên và tối thiểu 0,7 điểm % với dư nợ vay trung dài hạn (lãi suất từ 7% một năm trở lên). Việc giảm lãi suất được Agribank áp dụng đối với các cá nhân và tổ chức vay vốn tại ngân hàng (không áp dụng cho các khoản vay đã được ưu đãi lãi suất, miễn giảm lãi).

Trước đó, Agribank có các chương trình tín dụng ưu đãi, lãi suất thấp hơn 2 - 2,5% so với lãi vay thông thường với quy mô 300.000 tỷ đồng. Ngân hàng ước tính dành khoảng 5.500 tỷ đồng lợi nhuận để hỗ trợ lãi suất cho khách hàng.

Cũng giảm lãi suất nhưng không cào bằng, Sacombank giảm 1 điểm % một năm cho doanh nghiệp và cá nhân đang có khoản vay thuộc ngành nghề chịu tác động trực tiếp vì dịch COVID-19. Các ngành nghề dự kiến được giảm lãi suất gồm du lịch, lữ hành, vận tải, nhà hàng - khách sạn - nghỉ dưỡng, giáo dục, y tế...

Phía ACB thông báo giảm lãi suất cho khách hàng hiện hữu tối đa 0,8 điểm % một năm với khoản vay ngắn hạn và tối đa 1 điểm % một năm cho khoản vay trung dài hạn. Bên cạnh đó, ACB sẽ xem xét giảm lãi suất cho khách hàng có hợp đồng vay và tại thời điểm đến hạn thay đổi lãi suất từ ngày 15/7 – 15/10.

Sau hơn một năm có dịch COVID-19, đợt dịch lần thứ 4 bùng phát khiến sức khoẻ nhiều doanh nghiệp lao dốc. Để phần nào hỗ trợ doanh nghiệp, theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và kêu gọi của Hiệp hội Ngân hàng, nhiều ngân hàng cam kết giảm thêm lãi suất cho vay từ tháng 7/2021 đến hết năm. Ngoài Agribank, Sacombank, ACB, nhiều ngân hàng khác cũng đang tính toán để giảm lãi suất cho vay với khách hàng khó khăn vì dịch COVID-19.

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng, phần lớn các tổ chức tín dụng (TCTD) đều giảm ít nhất 1%/năm cho tổng dư nợ hiện hữu của chính khách hàng đó tại thời điểm từ ngày 15/7 đến hết năm 2021, đây là một trong những tín hiệu rất mừng.

“Các ngân hàng sẽ tự điều chỉnh mức giảm, tự phân loại khách hàng để giảm lãi suất. Tuy nhiên, Hiệp hội Ngân hàng và các TCTD cam kết sẽ đồng hành, chia sẻ cùng doanh nghiệp, sẽ giảm lãi cho đúng khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh”, ông Nguyễn Quôc Hùng cho biết.

Đề cập tới việc vì sao nhiều ngân hàng vẫn lãi lớn trong 6 tháng đầu năm dù dịch bệnh khiến nhiều doanh nghiệp kiệt quệ, ông Nguyễn Quốc Hùng cho biết: Nhiều ngân hàng trong nhiều năm liền không chi trả cổ tức cho cổ đông để dành nguồn lực vốn cho tương lai. Đây chính là một trong những cơ sở tạo điều kiện cho TCTD đảm bảo an toàn hệ thống của chính mình, qua đó giúp tăng năng lực quản trị một cách bền vững; các TCTD đẩy mạnh tiết giảm chi phí hoạt động; khác với trước kia, nguồn thu của ngân hàng chủ yếu là từ thu lãi vay thì nay, tỷ lệ thu từ dịch vụ tại các TCTD đều gia tăng, có ngân hàng thu dịch vụ đóng góp tới 40% vào lợi nhuận (điều này phù hợp với xu thế quốc tế).

Theo ông Nguyễn Quôc Hùng, quá trình tái cơ cấu và xử lý nợ xấu tại các TCTD mang lại hiệu quả cao. Tới nay, 21 TCTD đã mua lại các khoản nợ đã bán cho Công ty Quản lý tài sản (VAMC), hoạt động trích lập dự phòng rủi ro cũng được tăng cường. Bên cạnh đó, sự ra đời của Nghị quyết 42 và hiệu quả trong điều hành kinh tế của Chính phủ đã giúp kinh tế tăng trưởng ổn định, những khoản nợ liên quan đến bất động sản, hoặc những bất động sản tồn đọng trước đây đều được xử lý nhanh và hiệu quả hơn. Đây là một trong những điểm quan trọng giúp phá tan băng “cục máu đông” nợ xấu, tạo điều kiện luân chuyển vốn trong nền kinh tế, giúp tăng tỷ lệ thu nhập bất thường ở các tổ chức tín dụng trong thời gian qua.

“Lợi nhuận ngân hàng đang được tạm tính trên cả các khoản dự thu của khách hàng theo quy định hiện hành của pháp luật. Nếu khách hàng không trả được nợ thì ngân hàng phải thoái thu, lúc đó sẽ không được ghi nhận vào lợi nhuận nữa. Lợi nhuận ngân hàng đến từ rất nhiều nguyên nhân và là kết quả kết tinh từ một quá trình nỗ lực lâu dài, trong đó có cả việc phải chịu sự dồn nén từ rất nhiều năm trước khi phải tích góp, thắt lưng buộc bụng để xử lý dự phòng rủi ro, đảm bảo đưa tỷ lệ nợ xấu xuống trong phạm vi cho phép và dành nhiều nguồn lực cho đầu tư công nghệ”, ông Nguyễn Quốc Hùng khẳng định.

Theo Baotintuc

Đọc thêm

Giá vàng giảm xuống thấp nhất gần 2 tháng

Giá vàng giảm xuống thấp nhất gần 2 tháng

Theo các chuyên gia, giá vàng hạ nhiệt do đồng USD mạnh lên sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, đồng thời chịu áp lực do lập trường ủng hộ bitcoin của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Tài chính thị trường ngày 12/11: Lãi suất cho vay khó giảm thêm

Tài chính thị trường ngày 12/11: Lãi suất cho vay khó giảm thêm

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, mặt bằng lãi suất cho vay khó giảm thêm vì rủi ro của nền kinh tế đang ở mức cao và tỷ giá có thể diễn biến phức tạp. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 12/11 của Báo Hà Tĩnh.
“Nổi sóng” chung cư, dòng tiền đầu tư hướng về các tỉnh

“Nổi sóng” chung cư, dòng tiền đầu tư hướng về các tỉnh

Chung cư đang là phân khúc “làm mưa làm gió” trên thị trường bất động sản. Không chỉ “nổi sóng” ở Hà Nội, TP.HCM, chung cư tại các địa phương cũng thu hút sự quan tâm lớn của giới đầu tư nhờ khả năng hấp thụ tốt, giá cả hợp lý và triển vọng trong tương lai.
Dự báo giá xăng giảm, giá dầu tăng trong ngày mai

Dự báo giá xăng giảm, giá dầu tăng trong ngày mai

Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 7/11, giá xăng giảm nhẹ 0,3 - 0,6%, trong khi dầu diesel có thể tăng 1,5%.
Tài chính thị trường ngày 6/11: Đề xuất mở rộng áp dụng cân tải trọng xe tự động

Tài chính thị trường ngày 6/11: Đề xuất mở rộng áp dụng cân tải trọng xe tự động

Sau một năm thí điểm cân tải trọng tự động, tình trạng xe ô tô vi phạm quá tải trọng tại TP Hồ Chí Minh giảm hơn 90%. Địa phương đã kiến nghị Bộ GTVT sớm hoàn thiện khung pháp lý, mở rộng phạm vi áp dụng thiết bị cân tải trọng tự động. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 6/11 của Báo Hà Tĩnh.