Khi 2 miếng kim loại cùng chất tiếp xúc với nhau trong không gian, chúng sẽ gắn chặt vào nhau vĩnh viễn.
Sao Thổ có một xoáy hình lục giác khổng lồ ở cực Bắc của hành tinh này. Đám mây lục giác trên được phát hiện năm 1988 và các nhà khoa học đã tính toán được rằng nó rộng 32.000 km và sâu gần 100 mét. Tuy nhiên, nó được tạo thành ra sao và sự xuất hiện của nó có ý nghĩa gì cho tới nay vẫn là một bí ẩn với các nhà khoa học.
Những ngôi sao neutron không chỉ quay rất nhanh mà còn đặc đến khó tin. Ước tính là nếu bạn có thể lấy 1 thìa vật chất từ trung tâm sao neutron, nó sẽ nặng khoảng 1 tỷ tấn.
Những hố đen đã được tính toán khối lượng như thế nào là một câu hỏi khiến chúng ta tò mò bởi thực tế là hố đen không thực sự là cái gì đó chủng ta có thể tính toán được. Bạn không thể nhìn thấy 1 hố đen nhưng bạn cũng không thể phủ nhận rằng nó có khối lượng. Để tính toán khối lượng hố đen, người ra đã đo lường mọi thứ bao quanh nó.
Mặt Trời chiếm 99% khối lượng Hệ Mặt trời của chúng ta.
Những vệ tinh cũ “hết thời” sẽ bị đẩy vào một quỹ đạo siêu đồng bộ hay còn gọi là “quỹ đạo nghĩa địa”. Những quỹ đạo như vậy nằm cách quỹ đạo đồng bộ (giống như cách Mặt Trăng quay quanh Trái Đất) hàng trăm km để “kho rác thải không gian này” không gây ra bất kỳ vấn đề gì cho các vệ tinh đang hoạt động trong khu vực đó. Thực tế là đưa một vệ tinh vào quỹ đạo “rác” dễ dàng hơn nhiều lần so với việc đưa chúng trở về Trái Đất. Để đưa một vệ tinh chết vào quỹ đạo nghĩa địa, các kỹ sư đơn giản chỉ cần tận dụng số nhiên liệu còn lại và điều chỉnh vân tốc để vệ tinh “chết” này tách khỏi các vệ tinh đang hoạt động.
Ở trung tâm của vũ trụ có vị giống như mâm xôi và mùi giống rượu rum. Năm 2009, các nhà khoa học đã nghiên cứu đám mây khí Sagittarius B2 nằm ở giữa thiên hà và phát hiện ra sự tồn tại của ethyl formate. Ethyl formate hay Este có vị giống như mâm xôi và mùi giống rượi rum.
Có thể có vô số vũ trụ đang tồn tại. Điều này nghe giống như một giả thuyết hơn là một thực tế song một số nhà toán học và nhà vật lý thiên văn cho rằng: vũ trụ của chúng ta chỉ là một trong nhiều vũ trụ và chúng ta đang thực sự tồn tại trong thế giới “đa vũ trụ”. Mặc dù điều này tưởng như chỉ tồn tại trong những bộ phim khoa học viễn tưởng song chúng thực sự đang giúp lý giải nhiều vấn đề về cách vũ trụ vận hành.
Bộ não con người là những vật thể vô cùng phức tạp với một trăm tỷ neuron và vô số các liên kết giữa chúng song chúng ta hầu như biết rất ít về cách vận hành của “siêu máy tính” này. Tát cả những gì chúng ta biết là bộ não con người là thứ phức tạp nhất chúng ta từng phát hiện.
Tất cả chúng ta đều được tạo nên từ bụi sao trong vũ trụ. Điều này nghe có vẻ khó tin song gần như mọi nguyên tố được tìm thấy trên Trái Đất đều được tạo nên từ phần lõi đang cháy của một ngôi sao. Theo như nhà thiên văn học Carl Sagan: "Nitơ tồn tại trong DNA của chúng ta, Can-xi trong răng của chúng ta, sắt trong máu của chúng ta, Carbon trong miếng táo chúng ta ăn cũng được tạo nên từ những phần bên trong của một ngôi sao đang sụp xuống”.