Nông dân Hà Tĩnh chật vật khi giá phân bón tăng “phi mã”

(Baohatinh.vn) - Giá cả các loại phân bón đang tăng phi mã. Với đà tăng giá này, người trồng lúa trên địa bàn Hà Tĩnh đang đối mặt nguy cơ sản xuất vụ xuân năm 2022 không có lãi.

Vụ xuân 2022, gia đình ông Nguyễn Minh Biển ở thôn 7A, xã Nam Phúc Thăng, Cẩm Xuyên gieo trồng hơn 20 sào lúa. Để bón lót trước khi xuống giống, ông Biển cần phải mua ít nhất 300 kg phân bón NPK Con Ó. Năm ngoái, giá bán loại phân bón này dao động từ 4.600 – 4.800 đồng/kg thì năm nay, mức giá đã lên đến 6.800 – 7.000 đồng/kg.

Nông dân Hà Tĩnh chật vật khi giá phân bón tăng “phi mã”

Ông Nguyễn Minh Biển mua phân bón để phục vụ sản xuất lúa xuân 2022.

Ông Biển cho biết: “Giá tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái nên chi phí phân bón của gia đình tôi đã đội lên gần 1 triệu đồng. Một vụ sản xuất đến khi thu hoạch phải từ 3 - 4 lần bón phân mà giá cả đang tăng từng ngày như vậy thì nông dân chúng tôi lỗ nặng”.

Câu chuyện của ông Biển đang là nỗi lo, trăn trở của đa số nông dân Hà Tĩnh trong vụ sản xuất lúa xuân 2022. Bà Nguyễn Thị Thảo (thôn Mới, xã Xuân Lộc, Can Lộc) chia sẻ: “Từ tháng 4 năm 2021 đến nay, giá phân bón tăng chóng mặt. Riêng 3 tháng trở lại đây, giá nhiều loại phân bón tăng thêm 50% khiến chúng tôi gặp khó khăn cho việc cân đối gieo trồng. Để đỡ chi phí, tôi phải ủ thêm phân chuồng gia tăng sản xuất vụ này”.

Nông dân Hà Tĩnh chật vật khi giá phân bón tăng “phi mã”

Giá tất cả các loại phân bón đều tăng hơn so với năm 2021

Theo khảo sát, thời điểm này, mức giá phân bón tăng trung bình từ 30 – 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, tăng mạnh nhất là đạm ure Phú Mỹ (tăng từ 7.700 – 8.000 đồng/kg lên 19.000 – 20.000 đồng/kg).

Kế đến, phân NPK Phú Mỹ cũng tăng từ 9.500 – 10.000 đồng/kg lên 14.000 – 14.500 đồng/kg; phân NPK Nghệ An tăng từ 8.900 – 9.200 đồng/kg lên 14.100 – 14.500 đồng/kg…

Nông dân Hà Tĩnh chật vật khi giá phân bón tăng “phi mã”

Vào vụ gieo nhưng giá phân bón tăng cao nên người nông dân hết sức vất vả

Kinh doanh vật tư nông nghiệp gần 20 năm nay, ông Hoàng Bá Chiến – chủ cửa hàng Thái Chiến (xã Nam Phúc Thăng, Cẩm Xuyên) chia sẻ: “Mức giá phân bón tăng đều ở tất cả các loại sản phẩm. Vào vụ gieo, giá phân bón cũng bị các nhà sản xuất đẩy lên vì thời điểm này nhu cầu sử dụng mặt hàng này nhiều. Việc tăng giá không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất của bà con nông dân mà công việc kinh doanh của các cửa hàng vật tư nông nghiệp cũng sụt giảm đáng kể. Như cửa hàng tôi một mùa phân phối trên 10 tấn phân bón các loại nhưng năm nay sợ bà con cắt giảm lượng mua nên chỉ nhập về 7 tấn, số còn lại nếu người dân có nhu cầu thì sẽ nhập bổ sung sau”.

Phân tích về nguyên nhân các loại phân bón tăng giá “phi mã” trong thời gian qua, các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh đều cho rằng, do dịch COVID-19 trên phạm vi toàn cầu làm đứt đoạn chuỗi cung ứng nguyên liệu. Dịch bệnh COVID-19 cũng làm chi phí logistics tăng cao. Bên cạnh đó, một số nước có chính sách hạn chế xuất khẩu nên đã đẩy giá các nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất phân bón lên.

Nông dân Hà Tĩnh chật vật khi giá phân bón tăng “phi mã”

Để giảm chi phí sản xuất, người dân nên thay thế phân bón hóa học bằng các loại phân chuồng hữu cơ

Trước tình trạng “leo thang” của giá phân bón nên vụ sản xuất lúa xuân này, nhiều bà con nông dân Hà Tĩnh đã chuyển hướng sang ủ các loại phân lợn, phân trâu bò để làm phân hữu cơ bón cho cây trồng, góp phần làm giảm giá thành sản xuất so với sử dụng phân hoá học.

Ngoài sự chủ động cắt giảm chi phí sản xuất của người dân, trước vụ lúa xuân 2022, Sở NN&PTNT Hà Tĩnh đã chỉ đạo phòng NN&PTNT các địa phương tăng cường kiển tra, kiểm soát tại các cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp nhằm hạn chế tình trạng lạm dụng tăng giá, bán hàng không đảm bảo chất lượng, kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.