Nông dân Hà Tĩnh xây hơn 17.200 hố để biến rác thành phân bón

(Baohatinh.vn) - Các cấp Hội Nông dân Hà Tĩnh đã vận động xây dựng 17.238 hố ủ phân hữu cơ, cung ứng 16.269 giỏ phân loại rác, 24.029 gói chế phẩm sinh học Hatimic cho hội viên.

Nông dân Hà Tĩnh xây hơn 17.200 hố để biến rác thành phân bón

Phong trào xây dựng hố rác gia đình đang diễn ra rộng khắp ở Hà Tĩnh (Trong ảnh: Nông dân thị trấn Đức Thọ, huyện Đức Thọ giúp nhau xây hố rác).

Sau khi Nghị quyết số 01 NQ/HNDT, ngày 25/6/2019 của Hội Nông dân tỉnh về “Tuyên truyền, vận động hội viên nông dân tham gia thu gom, phân loại và xử lý rác thải, kết hợp ủ phân vi sinh tại hộ gia đình và cụm dân cư” được ban hành, phong trào phân loại rác, xây dựng hố rác gia đình diễn ra khắp nơi ở Hà Tĩnh.

Thôn Bắc Bình, xã Tượng Sơn (Thạch Hà) là một trong những địa phương được lựa chọn để làm điểm triển khai Nghị quyết. Sau khi được tập huấn, các hộ dân có điều kiện đã tự mua các giỏ phân loại rác và xây hố ủ phân đối với rác hữu cơ. Đến nay, các hộ dân tại chi hội đều có 3 giỏ để phân loại rác. Nhiều hộ đã xây dựng hố ủ phân rác hữu cơ bằng chế phẩm sinh học hoặc đào hố luân phiên trong vườn để chôn lấp, xử lý rác hữu cơ.

Nông dân Hà Tĩnh xây hơn 17.200 hố để biến rác thành phân bón

Cùng với thu gom rác thải sinh hoạt, bà Bùi Thị Cổn còn tận dụng các loại cây rau màu sau thu hoạch và vớt thêm bèo tây về làm phân vi sinh.

Bà Bùi Thị Cổn (thôn Bắc Bình) phấn khởi chia sẻ, tôi biết đến kỹ thuật làm phân hữu cơ đã lâu và thấy rất hiệu quả. Cách đây vài tháng, qua tập huấn, gia đình không chỉ làm phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt như trước mà còn tận dụng phế, phụ phẩm nông nghiệp như các loại cây mướp, bầu, bí… sau khi thu hoạch xong để làm phân bón.

Thậm chí, chúng tôi còn đi vớt bèo tây hay gom phụ phẩm nông nghiệp trên đồng để sản xuất phân vi sinh. Với cách làm này, mỗi tháng chúng tôi làm ra 4 – 5 tạ phân bón, gần đủ bón cho 4 sào rau màu của gia đình mà không phải mua thêm phân bón hóa học. Nhờ đó, thu nhập từ rau, củ, quả của gia đình cũng tăng lên.

Nông dân Hà Tĩnh xây hơn 17.200 hố để biến rác thành phân bón

Mỗi tháng, gia đình bà Cổn sản xuất từ 4-5 tấn phân bón hữu cơ.

Chị Dương Thị Thư (thôn Hà Thanh, xã Tượng Sơn) cũng vui vẻ nói, gia đình tôi đã thay đổi thói quen vứt rác thải sinh hoạt ra vườn để làm làm phân bón. Với năng suất hiện tại, mỗi năm gia đình sẽ sản xuất ra khoảng 8 tấn phân bón hữu cơ. Việc làm phân hữu cơ không khó, tuy nhiên đòi hỏi phải có tính kiên trì, đúng kỹ thuật.

Nông dân Hà Tĩnh xây hơn 17.200 hố để biến rác thành phân bón

Tính trung bình, mỗi năm, gia đình chị Thư sẽ sản xuất ra khoảng 8 tấn phân bón hữu cơ...

Chị Trương Thị Thuận, thôn 2 xã Đức Bồng (Vũ Quang) chia sẻ, bây giờ, các gia đình trong thôn đều đã có ý thức tự phân loại rác. Ở ngăn dành cho rác hữu cơ, chúng tôi trộn thêm men vi sinh và một ít phân chuồng, sau khoảng 2 tháng sẽ đem ra đồng bón ruộng. Còn các loại rác khó phân hủy như túi ni lông, chai lọ bằng nhựa, lông ngan, lông vịt… thì được gom lại để bán hoặc để cho hợp tác xã môi trường thu gom, xử lý.

Nông dân Hà Tĩnh xây hơn 17.200 hố để biến rác thành phân bón

Nông dân Vũ Quang hướng dẫn nhau phân loại, xử lý rác.

Trưởng ban Kinh tế - Xã hội Hội Nông dân tỉnh Trần Hữu Đức thông tin, thực hiện Nghị quyết, các cấp hội đã phối hợp tổ chức 484 lớp tập huấn, tuyên truyền cho 30.737 cán bộ, hội viên, nông dân về kiến thức về thu gom, phân loại rác thải kết hợp ủ phân vi sinh; đồng thời, phối hợp với Trung tâm Ứng dụng TBKHCN (Sở KH&CN) thiết kế quy trình, kỹ thuật xây dựng, giám sát tận hộ gia đình nông dân trong việc xây dựng hố ủ phân vi sinh đúng quy chuẩn, quy định.

Đến nay, Hội Nông dân trong toàn tỉnh đã vận động xây dựng được 17.238 hố ủ phân vi sinh, 16.269 giỏ phân loại rác, cung ứng 24.029 gói chế phẩm sinh học Hatimic.

Riêng đối với các mô hình điểm, các xã, phường, thị trấn đều có hỗ trợ xi măng, gạch, hoặc số tiền từ 150.000 - 450.000 đồng/ hộ gia đình, tổng kinh phí các cấp hội huy động đạt 1,638 tỷ đồng.

Nông dân Hà Tĩnh xây hơn 17.200 hố để biến rác thành phân bón

... đây cũng là tiền đề quan trọng để gia đình chị Thư sản xuất nông nghiệp sạch theo hướng hữu cơ.

Thông qua các mô hình, nhận thức của cán bộ, hội viên, nông dân về bảo vệ môi trường được nâng lên, làm đẹp cảnh quan môi trường, làm sạch đường làng, ngõ xóm, giảm tình trạng vứt rác bừa bãi; tiếp tục duy trì phong trào hội viên nông dân ra quân làm vệ sinh bảo vệ môi trường hàng tháng.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

“Thủ lĩnh” đoàn góp sức trẻ tô điểm quê hương

“Thủ lĩnh” đoàn góp sức trẻ tô điểm quê hương

Bằng sự gương mẫu, tâm huyết của bản thân, anh Nguyễn Tiến Hoàng - Bí thư Đoàn xã Đức Lĩnh (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã tập hợp được lực lượng thanh niên ra sức xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế.
Nữ thủ lĩnh đoàn năng động, giàu sáng kiến

Nữ thủ lĩnh đoàn năng động, giàu sáng kiến

Trần Thị Duyên - Bí thư Đoàn xã, Chủ tịch Hội LHTN xã Thạch Khê (Thạch Hà, Hà Tĩnh) là 1 trong 85 cán bộ hội được Trung ương Hội LHTN Việt Nam trao giải thưởng "15 tháng 10”.
Thăm nhà thờ liệt sĩ Lý Tự Trọng

Thăm nhà thờ liệt sĩ Lý Tự Trọng

Nhà thờ liệt sĩ Lý Tự Trọng ở xã Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh) là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Ý chí tự lực, tự cường của đồng chí Lý Tự Trọng

Ý chí tự lực, tự cường của đồng chí Lý Tự Trọng

Phát huy ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc là nội dung quan trọng trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trong suốt cuộc đời cách mạng của mình, Người đã truyền thụ tinh thần tự học, sự chủ động, chuẩn bị mọi mặt các điều kiện của cách mạng đến với toàn Đảng, toàn dân và trực tiếp đến những người học trò của mình, trong đó có đồng chí Lý Tự Trọng.