Nông dân Kỳ Thượng mong muốn phát triển cây tiêu theo hướng hàng hóa

(Baohatinh.vn) - Là địa phương đang tập trung phát triển mạnh kinh tế vườn đồi, thời gian qua, cây tiêu được người dân ở xã Kỳ Thượng, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) mở rộng diện tích, nâng cao thu nhập.

Nông dân Kỳ Thượng mong muốn phát triển cây tiêu theo hướng hàng hóa

Cây tiêu đã thích nghi và phát triển tốt trên đất xã Kỳ Thượng (huyện Kỳ Anh).

Cây tiêu đã có mặt trên đất Kỳ Thượng hàng chục năm, nhưng trước đây phần lớn chỉ xuất hiện lẻ tẻ trong một số vườn hộ và chủ yếu để sử dụng làm gia vị cho các bữa ăn gia đình.

Những năm gần đây, khi phong trào cải tạo vườn tạp, làm kinh tế vườn đồi phát triển mạnh, nhận thấy sự thích nghi và hiệu quả kinh tế của cây tiêu trên đất Kỳ Thượng, nhiều hộ gia đình ở đây đã bắt đầu nghĩ đến việc tận dụng tiềm năng đất đai để trồng theo hướng sản xuất hàng hóa.

Từ mấy cây tiêu gia vị xung quanh nhà, mấy năm lại nay, ông Lê Minh Dụng ở thôn Bắc Tiến đã từng bước nhân giống từ vài chục trụ tiêu lên trên 1.000 trụ trong vườn, trên diện tích khoảng 4.500 m2.

Nông dân Kỳ Thượng mong muốn phát triển cây tiêu theo hướng hàng hóa

Ông Dụng chăm sóc vườn tiêu của gia đình.

Ông Dụng cho biết: “Tiêu là loại cây khá dễ trồng và chăm sóc. Mặc dù không phải là cây bản địa nhưng lại thích nghi và phát triển tốt trên đất Kỳ Thượng. Đặc biệt, đây là loại cây trồng rất ít sâu bệnh; trong quá trình sinh trưởng và phát triển, chỉ cần tưới nước thường xuyên nhưng không để cây bị ngập úng là được. Chính vì thế, tôi và nhiều gia đình trong vùng đã quyết định đầu tư trồng tiêu”.

Hiện nay, với gần 1.000 trụ tiêu, mỗi năm, ông Dụng thu hoạch được khoảng gần 10 tấn tiêu hạt. Với giá bán trên 20 nghìn đồng/kg hạt tiêu tươi, mỗi năm riêng cây tiêu đã đem về cho gia đình ông trên 200 triệu đồng.

Nông dân Kỳ Thượng mong muốn phát triển cây tiêu theo hướng hàng hóa

Với gần 1.000 trụ tiêu, mỗi năm, ông Dụng thu hoạch được khoảng trên 10 tấn tiêu hạt.

Tiêu được xác định là loại cây có nhiều ưu thế so với các loại cây trồng bản địa khác. Người Kỳ Thượng trồng bằng hình thức dâm hom từ cành, thay vì phải xây các trụ đỡ bằng bê tông, người dân chọn cây mớc (loại cây có sẵn rất nhiều ở địa phương) cho cây leo.

Theo nhiều người dân ở Kỳ Thượng, phân bón cho tiêu cũng khá đơn giản; hằng năm, mỗi gốc tiêu chỉ phải bón từ 3-5 kg phân chuồng hoai và không phải bón bất cứ một loại phân hóa học nào khác.

Cây tiêu hằng năm được thu hoạch gọn trước tháng 6 âm lịch, nên không phải lo thiệt hại do bão lũ. Đặc biệt, sản phẩm làm ra luôn được thương lái đến đặt hàng và trực tiếp thu hoạch ngay tại vườn, người trồng không lo đầu ra.

Nông dân Kỳ Thượng mong muốn phát triển cây tiêu theo hướng hàng hóa

Hạt tiêu ở Kỳ Thượng kích thước không lớn nhưng lại có mùi vị cay nồng đặc trưng, được người tiêu dùng ưa thích.

Tại thôn Tân Tiến, mặc dù diện tích chuyên canh cây tiêu hàng hóa chưa nhiều nhưng nhiều hộ gia đình cũng đã có nguồn thu nhập khá từ cây tiêu trong những năm qua.

Ông Dương Xuân Ninh (thôn Tân Tiến) là một trong những hộ có nguồn thu nhập chính từ cây tiêu. Với diện tích gần 4 sào, vườn tiêu gần 500 gốc của ông đã cho thu nhập hàng chục triệu đồng từ nhiều năm nay.

Nông dân Kỳ Thượng mong muốn phát triển cây tiêu theo hướng hàng hóa

Ông Dương Xuân Ninh chăm sóc vườn tiêu 3 năm tuổi của gia đình.

Ông Ninh cho biết: “So với nhiều loại cây thì tiêu được coi là cây có thể là cây làm giàu được nhờ những phẩm chất vượt trội của nó. Tuy nhiên, sau khá nhiều năm có mặt trên đất kỳ Thượng, cây trồng này vẫn phát triển rất chậm do chưa có sự hỗ trợ của địa phương cả về chính sách đầu tư sản xuất cũng như việc liên kết chế biến và tiêu thụ sản phẩm".

Nông dân Kỳ Thượng mong muốn phát triển cây tiêu theo hướng hàng hóa

Ông Ninh mong muốn có sự đồng hành hỗ trợ của địa phương và doanh nghiệp để mở rộng diện tích và phát triển nghề trồng tiêu vốn rất nhiều tiềm năng.

Như trăn trở của người trồng tiêu Kỳ Thượng, mặc dù được trồng trên địa bàn hàng chục năm qua nhưng đến thời điểm này, toàn xã Kỳ Thượng cũng chỉ có khoảng 10 ha tiêu hàng hóa; còn lại được trồng nhỏ lẻ, xen kẽ trong các vườn hộ để làm gia vị sử dụng hằng ngày.

Ông Nguyễn Xuân Mến - Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Thượng cho biết: “Mặc dù cây tiêu đã khẳng định được hiệu quả kinh tế nhưng hiện tại để đưa cây trồng này vào danh sách sản phẩm hàng hóa chủ lực của xã thì vẫn chưa thể làm được do diện tích trồng tập trung chưa nhiều. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ cũng đang dừng lại ở việc bán sản phẩm quy mô nhỏ cho các thương lái, chưa có các doanh nghiệp lớn liên kết thu mua”.

Nông dân Kỳ Thượng mong muốn phát triển cây tiêu theo hướng hàng hóa

Với tiềm năng đất đai dồi dào, thích hợp, người dân Kỳ Thượng mong muốn Nhà nước và doanh nghiệp đồng hành để mở rộng phát triển cây tiêu, nâng cao thu nhập.

Tuy nhiên, ông Mến cũng cho rằng, tiềm năng đất đai dồi dào, cộng với sự thích nghi của cây tiêu trên địa bàn, kinh nghiệm canh tác của người dân… là những điều kiện cốt lõi, là nền tảng quan trọng để địa phương định hướng phát triển cây tiêu trong tương lai; từng bước mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm hướng tới phát triển sản xuất hàng hóa, xây dựng thành sản phẩm chủ lực của địa phương để nâng cao thu nhập cho người dân.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.
Mật ong OCOP Thức Dung - ngọt từ thiên nhiên

Mật ong OCOP Thức Dung - ngọt từ thiên nhiên

Nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất, mật ong Thức Dung (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao và từng bước khẳng định thương hiệu trên thị trường.