Nông dân miền núi Vũ Quang làm giàu nhờ Quỹ Hỗ trợ nông dân

(Baohatinh.vn) - Bằng nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân, nhiều nông dân Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, mở rộng quy mô sản xuất để phát triển kinh tế gia đình.

Nông dân miền núi Vũ Quang làm giàu nhờ Quỹ Hỗ trợ nông dân

Anh Nguyễn Anh Hào (thôn Cừa Lĩnh, xã Đức Lĩnh) làm giàu từ nguồn vốn vay của Quỹ Hỗ trợ nông dân.

Năm 2015, anh Nguyễn Anh Hào (thôn Cừa Lĩnh, xã Đức Lĩnh) được Quỹ hỗ trợ nông dân huyện Vũ Quang cho vay 50 triệu đồng, từ nguồn vốn này, anh Hào đã thuê máy móc san ủi mặt bằng, mở rộng diện tích để trồng 2 ha cam và chanh.

Anh Hào cho biết: “Khi nguồn tiền vay từ Quỹ hỗ trợ nông dân huyện, tôi đã đầu tư trồng được gần 400 gốc cam, chanh và chăn nuôi gần 30 con lợn/lứa. Dần dần, bằng nguồn vốn thu được từ các vụ, gia đình đã đầu tư mở rộng quy mô trang trại. Đến nay, trang trại có diện tích rộng gần 5 ha, chủ yếu trồng cam và chanh, mỗi năm cho thu nhập 600 - 700 triệu đồng”.

Nông dân miền núi Vũ Quang làm giàu nhờ Quỹ Hỗ trợ nông dân

Trang trại của anh Hào hiện có diện tích rộng gần 5 ha, chủ yếu trồng cam và chanh, mỗi năm cho thu nhập 600 - 700 triệu đồng.

Cũng theo anh Hào, thiếu vốn làm ăn là điều mà anh cũng như nhiều hộ dân khác trên địa bàn luôn trăn trở lúc quyết định đầu tư phát triển kinh tế.

May nhờ tiếp cận được nguồn vốn từ Quỹ hỗ trợ nông dân huyện, người dân mới có điều kiện phát triển sản xuất, vươn lên làm giàu trên mảnh đất của quê nhà. Không chỉ được vay vốn, bà con còn được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, cách thức làm kinh tế.

Nông dân miền núi Vũ Quang làm giàu nhờ Quỹ Hỗ trợ nông dân

Ông Nguyễn Đức Hải (thôn Hội Trung, xã Đức Liên) phát triển chăn nuôi từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân.

Cũng từ nguồn vay vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân, gia đình ông Nguyễn Đức Hải (thôn Hội Trung, xã Đức Liên) đã xây dựng lại chuồng trại rộng hơn, hiện đại hơn để mở rộng quy mô chăn nuôi.

Ông Hải chia sẻ: “Trước đây, chuồng nuôi nhỏ, vốn không có nên gia đình muốn mở rộng chăn nuôi cũng không thể. Năm 2018, khi được Hội Nông dân huyện hỗ trợ cho vay 100 triệu đồng, gia đình tôi xây dựng lại chuồng và mua thêm trâu bò, lợn và gà vịt để mở rộng quy mô chăn nuôi.

Đến nay, đàn trâu bò của gia đình tôi có 10 con, đàn lợn gần 80 con và đàn gà, vịt mỗi lứa gần 200 con. Mỗi năm, trừ hết chi phí, gia đình tôi thu lãi hơn 200 triệu đồng".

Nông dân miền núi Vũ Quang làm giàu nhờ Quỹ Hỗ trợ nông dân

Mỗi năm, gia đình ông Nguyễn Đức Hải thu về hơn 200 triệu đồng từ việc xuất bán trâu bò, gà vịt và lợn.

Bà Trần Hồng Vững - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Vũ Quang cho biết: “Gia đình anh Hào, ông Hải chỉ là 2 trong số gần 200 hộ trên địa bàn được hỗ trợ vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân để phát triển kinh tế. Hiện tại, Hội Nông dân huyện đang quản lý nguồn vốn của Quỹ gần 2,4 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn của Trung ương và của tỉnh gần 1,8 tỷ đồng; nguồn vốn của huyện 600 triệu đồng”.

“Cùng với việc huy động, giải ngân nguồn vốn vay, Hội cũng thường xuyên giám sát việc sử dụng nguồn vốn, đôn đốc, thu hồi nợ để quay vòng vốn. Nguồn quỹ này được cho vay xoay vòng, cứ sau 24 - 36 tháng thì các hộ vay phải hoàn trả để “tiếp sức” cho những hộ khác”, bà Vững cho biết thêm.

Nông dân miền núi Vũ Quang làm giàu nhờ Quỹ Hỗ trợ nông dân

Từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân của Trung ương hội và Tỉnh hội ủy thác, Hội Nông dân huyện đã tín chấp cho gần 200 hộ nông dân vay với nguồn vốn gần 2,4 tỷ đồng.

Cũng theo bà Vững, qua kiểm tra, đánh giá, hầu hết người dân sử dụng nguồn vốn vay có hiệu quả, chưa để xảy ra tình trạng nợ quá hạn. Đặc biệt, từ khi có nguồn vốn hỗ trợ từ Quỹ, những người được vay vốn mở rộng quy mô sản xuất, ngoài giúp tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình còn tạo sự lan tỏa làm kinh tế trên địa bàn, góp phần thúc đẩy sự phát triển của huyện nhà.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.