Nông dân Thạch Liên mất mùa dưa

(Baohatinh.vn) - Nghề trồng dưa lê, dưa gang đã đem lại thu nhập khá cho hàng trăm hộ dân ở Thạch Liên (Thạch Hà - Hà Tĩnh). Tuy nhiên, năm nay, dưa chỉ thu được 1-2 lứa là cháy lụi, khiến người dân thất thu rất lớn.

nong dan thach lien mat mua dua

Anh Lê Hữu Xuân thẫn thờ bên ruộng dưa cháy rụi lá

Trên cánh đồng thôn Thọ, những ruộng dưa mới thu hoạch 1-2 lứa đã gần như cháy hoàn toàn. Nhìn cánh đồng bạt ngàn đang kỳ thu hoạch nhưng lá cháy khô, quả queo quắt, chúng tôi không khỏi xót xa.

Một số hộ xuống giống sớm, có thể thu được 3 lứa, còn đại đa số chỉ thu được 2 lứa, nhiều hộ chỉ thu được 1 lứa, trong khi thông thường một vụ thường thu hoạch đến 5 lứa. Những người nông dân chuyên canh dưa hàng chục năm nay cũng chỉ biết “bó tay” nhìn dưa chết cháy mà không có giải pháp gì cứu vãn được.

Đứng bên ruộng dưa mới cho thu hoạch 1 lứa mà đã cháy gần hết, chị Từ Thị Niêm (thôn Thọ), buồn bã: “Nhà tôi có 2 sào đất trồng dưa, nhiều năm nay cho thu nhập bình quân từ 25-30 triệu đồng/vụ. Năm nay, tôi trồng 2 sào dưa lê, mới thu được 1 lứa mà cây đã cháy hết. Ngay cả lứa đầu, khi dưa vừa đến kỳ chín là bắt đầu cháy lá nên chất lượng rất kém; thu nhập không đáng kể, chưa đủ bù tiền giống, phân bón và công chăm sóc. Tôi trồng dưa từ lâu lắm rồi nhưng chưa năm nào mất mùa nặng như năm nay”.

nong dan thach lien mat mua dua

Chị Niêm mót những quả dưa ít ỏi

Ngay cạnh đất chị Niêm, anh Lê Hữu Xuân cũng đang bần thần bên ruộng dưa đang cháy rụi gần hết. Năm nay, anh trồng 1 sào dưa lê, 1 sào dưa gang. Khi lứa dưa thứ hai bắt đầu chín thì xuất hiện cháy lá. Mặc dù anh đã phun thuốc phòng trừ nấm bao vây vùng cháy nhưng diện tích cháy vẫn lan rộng.

Theo anh Xuân, trước đây vẫn thỉnh thoảng có hiện tượng dưa cháy lá, nhưng phun thuốc diệt nấm bao vây là dập được, còn năm nay, tốc độ lây lan quá nhanh khiến hầu hết dưa đều bị hỏng chỉ trong thời gian ngắn. Trước đây, trung bình mỗi năm, 2 sào dưa này cho thu nhập trên 30 triệu đồng, nhưng năm nay, chỉ thu được tầm 10 triệu đồng.

Trưởng thôn Thọ Lê Hải Thanh, cho biết: Thôn Thọ có 2 vùng trồng dưa là Hà Hiệu và Con Nít với tổng diện tích 3,5 ha, gồm 67 hộ tham gia sản xuất. Trước đây, bình quân mỗi sào đạt khoảng 15-20 triệu đồng, nhưng năm nay chỉ đạt khoảng 1/3. Năm nay là năm mất mùa nhất từ trước đến nay. Mặc dù giá dưa khá hơn các năm nhưng sản lượng quá thấp nên người dân thất thu lớn. Nhiều gia đình không đủ bù lỗ giống, phân bón và tiền nhân công. Tính ra, vụ dưa năm nay, thôn Thọ thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

Theo Chủ tịch UBND xã Thạch Liên Nguyễn Sỹ Dần, năm nay, sở dĩ dưa bị cháy mạnh là do vào vụ gặp nhiều đợt mưa kéo dài. Hầu hết các hộ chỉ thu được 2 lứa nhưng năng suất cũng không cao. Tính trung bình, mỗi sào chỉ thu được 4-5 triệu đồng, bằng khoảng 40% so với các năm trước. Không chỉ dưa mà năm nay cây cà ở Thạch Liên cũng bị chết nhiều, mất khoảng 50% so với các năm trước.

Trong khi nhiều nơi trong tỉnh trồng dưa lê, dưa bở chỉ xuất hiện cháy lá mức độ vừa phải, hầu như không ảnh hưởng đến năng suất, nhưng ở Thạch Liên lại bị thiệt hại rất lớn. Điều này, theo giải thích của một số người có thâm niên trồng dưa là do đất Thạch Liên là đất thịt, trong khi đất trồng dưa ở các nơi khác chủ yếu là đất pha cát.

Tuy nhiên, một số hộ dân lại băn khoăn cho rằng, có thể do giống kém chất lượng hoặc do thời vụ. Bởi lẽ, hầu hết các hộ trồng dưa Thạch Liên đều lấy giống ở một đại lý tại xã Thạch Đài và cơ bản đều bị cháy lá, trong khi một số hộ lấy giống chỗ khác lại bị ít hơn. Đơn cử như chị Trương Thị Vân (thôn Thọ) năm nay trồng đến 6 sào dưa siêu ngọt, lấy giống chỗ khác, tuy có bị cháy nhưng tỷ lệ ít hơn, vẫn cho thu nhập cao.

Mong muốn của người dân sau vụ dưa này là chính quyền cần tìm nguồn giống tốt, bảo đảm cho nhân dân sản xuất trong các vụ tiếp theo.

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.