Nông nghiệp tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm, là trụ đỡ của nền kinh tế

(Baohatinh.vn) - Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu ngành NN&PTNT duy trì mức cao và đạt 53,01 tỷ USD; thặng dư thương mại đạt cao kỷ lục với 12,07 tỷ USD, tăng 43,7%.

Nông nghiệp tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm, là trụ đỡ của nền kinh tế

Chiều 3/1, Bộ NN&PTNN tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 ngành NN&PTNT.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị. Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Việt điều hành điểm cầu Hà Tĩnh.

Nông nghiệp tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm, là trụ đỡ của nền kinh tế

Điểm cầu Hà Tĩnh.

Nông nghiệp tăng trưởng cao, phát triển toàn diện

Năm 2023, ngành NN&PTNT duy trì đà tăng trưởng cao, phát triển toàn diện. Đặc biệt, tăng trưởng GDP toàn ngành đạt 3,83%, cao nhất trong nhiều năm gần đây. Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng và là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Kim ngạch xuất khẩu duy trì mức cao và đạt 53,01 tỷ USD; thặng dư thương mại đạt cao kỷ lục 12,07 tỷ USD, tăng 43,7%.

Cả nước có 20 tỉnh, thành phố có 100% xã đạt chuẩn NTM. Trong đó có 5 tỉnh (Nam Định, Đồng Nai, Hà Nam, Hưng Yên và Hải Dương) đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Sản phẩm OCOP phát triển nhanh về lượng và nâng cao chất lượng, phát triển thương hiệu; đến nay có 11.056 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên (tăng 2.189 sản phẩm).

Năm 2023, Bộ NN&PTNT được giao 9.852 tỷ đồng cho công tác đầu tư xây dựng cơ bản. Bộ đã thực hiện điều hành vốn linh hoạt, ưu tiên bố trí vốn cho các dự án đầu tư có khả năng giải ngân cao; tổ chức nhiều cuộc họp giao ban trực tuyến, các đoàn kiểm tra để tháo gỡ khó khăn trong xây dựng cơ bản. Kết quả giải ngân trong toàn ngành đạt trên 94,6%.

Nông nghiệp tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm, là trụ đỡ của nền kinh tế

Đại biểu dự điểm cầu Hà Tĩnh.

Tại Hà Tĩnh, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục đà tăng trưởng. Sản xuất nông nghiệp được mùa; vụ xuân đạt năng suất, sản lượng cao nhất từ trước tới nay, giá bán cao hơn các năm trước; chăn nuôi duy trì ổn định, sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng nhẹ; sản xuất lâm nghiệp, thủy sản tiếp tục duy trì ổn định.

Trong đó, tổng diện tích gieo trồng toàn tỉnh đạt 158.555 ha, bằng 99,6% (giảm 629 ha) so với năm trước. Tổng sản lượng lương thực có hạt cả năm sơ bộ đạt 646.088 tấn; tổng diện tích hiện có cây lâu năm đạt 31.642 ha; sản lượng cây ăn quả sơ bộ đạt 176.445 tấn, tăng 1.767 tấn so với năm 2022.

Lĩnh vực chăn nuôi nhìn chung ổn định và tiếp tục có bước phát triển hơn so với năm trước. Các dịch bệnh trong chăn nuôi cơ bản được kiểm soát, việc tái đàn và phục hồi chăn nuôi tiếp tục được thực hiện. Ước tính số lượng đàn vật nuôi hiện có như sau: đàn trâu 67.510 con, đàn bò 168.915 con, đàn lợn 400.150 con, đàn gia cầm 10.083 ngàn con...

Diện tích rừng tập trung năm 2023 ước đạt 9.816 ha, tăng 2,04% so với năm trước; sản lượng gỗ khai thác ước đạt 583,07 ngàn m3, tăng 5,93% (tăng 32,63 ngàn m3).

Sản xuất thủy sản năm 2023 duy trì mức tăng trưởng nhẹ so với năm 2022 với tổng sản lượng ước đạt 56.424 tấn, tăng 1.231 tấn.

Năm 2024, ngành NN&PTNT phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành 3 - 3,5%; kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 54 - 55 tỷ USD. Phấn đấu tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới 80%; có 290 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; tỷ lệ số xã đạt tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm đạt 82%.

Để đạt được những mục tiêu đề ra, toàn ngành xác định tiếp tục thực hiện hiệu quả, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 19/NQ-TW ngày 16/6/2022 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Chuyển mạnh sang tư duy kinh tế nông nghiệp; từ phát triển đơn ngành sang hợp tác, phát triển đa ngành; thúc đẩy tích hợp đa giá trị trong sản phẩm nông, lâm, thủy sản; chuyển từ chuỗi cung ứng nông sản sang phát triển các chuỗi ngành hàng...

Tập trung đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh chuyển đổi số nông nghiệp

Nông nghiệp tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm, là trụ đỡ của nền kinh tế

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khái quát một số thành tựu chung của nền kinh tế đất nước trong năm 2023. Đồng thời đánh giá cao những đóng góp của ngành NN&PTNT trong thành tích chung của cả nước.

Ngành đã xoay chuyển tình thế từ lúng túng, bị động, bất ngờ sang chủ động, tự tin, kịp thời, sáng tạo để tháo gỡ vướng mắc, vượt qua khó khăn, thách thức. Bên cạnh đó, ngành NN&PTNT đã chuyển đổi trạng thái từ phòng ngự, chống đỡ sang tấn công, đột phá ở một số ngành như: lúa gạo, rau củ quả, cây công nghiệp để lập nên những kỷ lục mới. Qua đó khẳng định vai trò, vị thế của ngành NN&PTNT; đóng góp vào kiểm soát lạm phát, giải quyết việc làm khu vực nông thôn...

Thủ tướng Chính phủ phân tích, đạt được những kết quả khả quan đó là nhờ ngành NN&PTN đã kịp thời trình, ban hành và tổ chức triển khai có hiệu quả nhiều đề án, chương trình, cơ chế, chính sách quan trọng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn; thực thi những giải pháp đột phá, linh hoạt để định hướng sản xuất kinh doanh như mở cửa thị trường, đồng thời gia tăng thị trường nội địa, áp dụng quy trình sản xuất tốt, an toàn, chất lượng.

Đặc biệt là việc thúc đẩy chuyển đổi mạnh mẽ từ tư duy đến hành động sang kinh tế nông nghiệp; quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và tăng cường công tác phối hợp thông qua sử dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; tổ chức thành công nhiều sự kiện lớn mang tầm quốc gia, quốc tế...

Thủ tướng Chính phủ đề nghị ngành NN&PTNT quán triệt nghiêm túc các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, các chương trình, kế hoạch của Chính phủ...; nâng cao năng lực, xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch vững mạnh, tinh giản bộ máy.

Đặc biệt, tập trung cho đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế trí thức, kinh tế chia sẻ. Coi đây là động lực mới cho phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh. Trong tình hình, bối cảnh hiện nay, đây là đòi hỏi khách quan, là sự lựa chọn đúng đắn.

Tổ chức lại sản xuất, phát triển các hình thức sản xuất phù hợp, hiệu quả, gắn với quá trình chuyển đổi số, kinh tế số; đẩy mạnh cơ giới hóa và ứng dụng KH&CN, tự động hóa trong phát triển; chú trọng khâu chọn lọc, tạo giống phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, công nghiệp bảo quản, chế biến sau thu hoạch, tăng tỷ trọng chế biến sâu; phát triển các cụm liên kết sản xuất gắn với vùng nguyên liệu, các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, chế biến, kết nối với hệ thống tiêu thụ trong nước và quốc tế.

Làm tốt công tác dự báo về cung - cầu, thông tin về tình hình thị trường; kết nối người sản xuất với người tiêu dùng; cơ cấu lại thị trường xuất khẩu. Phát triển mạnh kinh tế biển theo hướng tăng nuôi trồng, chế biến, giảm khai thác; tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, thực hiện đề án trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025; thực hiện có hiệu quả chương trình nông thôn mới đi đôi với phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống, thu nhập người dân gắn với phát huy bản sắc văn hóa từng vùng miền, tránh hình thức, lãng phí...

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.