Nữ cán bộ y tế ở Hà Tĩnh gần 1 tháng chưa về nhà, “căng mình” phục vụ chống dịch Covid-19

(Baohatinh.vn) - Chồng bận công việc suốt ngày, 2 con còn nhỏ, chị Phạm Thị Hoa đành gửi ông bà nội chăm sóc, sẵn sàng tham gia đội phục vụ phòng chống dịch Covid-19 của huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh). Tính đến nay đã gần 1 tháng trôi qua, chị chưa một lần về thăm gia đình.

Chị Phạm Thị Hoa (SN 1986) là kỹ thuật viên Trung tâm Y tế dự phòng huyện Lộc Hà. Từ những ngày đầu khi huyện Lộc Hà thành lập khu cách ly tập trung để đón người từ Lào, Thái Lan về trong đợt dịch Covid-19, chị Hoa được phân công lấy các mẫu xét nghiệm công dân ở các khu cách ly tập trung trên địa bàn huyện gửi lên tỉnh làm xét nghiệm.

Nữ cán bộ y tế ở Hà Tĩnh gần 1 tháng chưa về nhà, “căng mình” phục vụ chống dịch Covid-19

Địa điểm làm việc chị Hoa là những khu cách ly tập trung trên địa bàn huyện Lộc Hà.

Thăm con qua điện thoại

Với đặc thù công việc thường xuyên tiếp xúc với những người từ các vùng dịch trở về, chị Hoa không trở về nhà trong thời gian làm việc, cũng như không được tiếp xúc với người ngoài, ngoại trừ công việc bắt buộc. Chị Hoa được Trung tâm bố trí một căn phòng nhỏ trong Trung tâm Y tế dự phòng huyện Lộc Hà suốt thời gian có dịch.

Chồng chị Hoa đang làm nhân viên tại UBND huyện Lộc Hà, công việc bận rộn nên anh cũng không thường xuyên ở nhà. Thế nên, trước khi lên đường nhận nhiệm vụ, chị Hoa gửi 2 con nhỏ (đứa lớn 4 tuổi, đứa bé mới chỉ lên 2) cho ông bà nội chăm sóc.

Nữ cán bộ y tế ở Hà Tĩnh gần 1 tháng chưa về nhà, “căng mình” phục vụ chống dịch Covid-19

Công việc của chị Hoa hằng ngày tiếp xúc với những công dân ở các vùng dịch trở về quê.

Được biết, công việc hằng ngày của chị bắt đầu từ 3h sáng để vệ sinh, dán nhãn các ống đựng mẫu xét nghiệm. Khoảng 5h, chị cùng tổ xét nghiệm lưu động đi lấy mẫu bệnh phẩm, công việc phải hoàn thành trước 10h hàng ngày để kịp gửi lên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh hoặc Bệnh viện Đa khoa tỉnh để làm xét nghiệm.

Xong việc lấy mẫu, thời gian còn lại, chị Hoa phải kịp thời làm báo cáo tổng hợp kết quả hôm trước, lập danh sách cho hôm sau. Trong những ngày này, các công dân về quê rất nhiều, thế nên lúc chị Hoa hoàn tất công việc thì cũng là lúc đồng hồ đã điểm đến 22h đêm.

Nữ cán bộ y tế ở Hà Tĩnh gần 1 tháng chưa về nhà, “căng mình” phục vụ chống dịch Covid-19

Gần 1 tháng trôi qua, chị cùng anh chị em trong tổ xét nghệm lưu động đi đến các khu cách ly tập trung để làm việc.

Chị Hoa cho biết: “Là người trực tiếp đi đến các điểm cách ly tập trung để lấy mẫu xét nghiệm, có những hôm chiếc xe y tế chở qua cửa nhà mình, thoáng qua tôi thấy 2 con đang chơi giữa sân mà không thể vào hỏi thăm được, nước mắt tôi cứ tuôn trào. Thế nhưng, sau đó được các anh chị động viên, tôi lại tiếp tục kìm nén cảm xúc để hoàn thành phần việc của mình.

Nữ cán bộ y tế ở Hà Tĩnh gần 1 tháng chưa về nhà, “căng mình” phục vụ chống dịch Covid-19

Những lúc nhớ con, chị chỉ biết nhìn qua màn hình điện thoại.

“Những lúc nhớ 2 con, tôi chỉ biết chờ chồng về rồi gọi điện thoại, nhìn 2 đứa qua màn hình chứ không biết làm sao”, chị Hoa kìm nén cảm xúc kể.

Ở lại vì trách nhiệm với cộng đồng

Chị Hoa chia sẻ: Trong suốt gần 1 tháng qua, mặc dù rất nhớ người thân nhưng mỗi lần nhận kết quả xét nghiệm của các công dân trên địa bàn đều âm tính, chị rất phấn khởi và dần vơi đi nỗi buồn vì biết rằng dịch Covid-19 đang được kiểm soát tốt.

Nữ cán bộ y tế ở Hà Tĩnh gần 1 tháng chưa về nhà, “căng mình” phục vụ chống dịch Covid-19

Do đặc thù công việc, chị Hoa được bố trí ăn, ở tại Trung tâm Y tế dự phòng huyện Lộc Hà để làm việc.

“Sau mỗi lần nhận kết quả, niềm vui của tôi và anh chị em trong tổ phục vụ chống dịch Covid-19 nơi đây như được nhân lên bội phần. Mỗi lần như thế, chúng tôi lại tự hào vì đã góp phần công sức của mình trong công cuộc chống lại đại dịch Covid-19”, chị Hoa xúc động kể.

Chị Hoa nói tiếp: “Thực sự chị rất muốn được về ngay với gia đình, thế nhưng vì công việc, lúc nào hết dịch chị mới về”.

Với câu trả lời trên, chị Hoa đã hiểu rõ trách nhiệm và công việc mình đang làm. Sức khỏe của cộng đồng là trên hết, nếu về lúc này sẽ gây xáo trộn thêm phần việc cơ quan mình.

Ông Đào Văn Thế - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng huyện Lộc Hà, cho biết: “Chị Phạm Thị Hoa là người đầu tiên được điều động làm công tác phục vụ chống dịch Covid-19 trên địa bàn từ ngày 19/3 cho đến nay.

Công việc của chị Hoa hằng ngày phải tiếp xúc với những công dân ở vùng dịch trở về, thế nên nguy cơ lây nhiễm bệnh là rất lớn. Chúng tôi phải bố trí chỗ ăn, ở cho chị Hoa ngay tại trung tâm chứ không được về nhà. Do công việc vất vả lại có con nhỏ, chồng bận công tác, nên Trung tâm luôn động viên, hỏi thăm để chị yên tâm công tác và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.