Thời điểm này, các doanh nghiệp, người nuôi tôm tại Hà Tĩnh đang tập trung lựa chọn nguồn giống chất lượng cao, sạch bệnh với kỳ vọng giành nhiều thắng lợi trong vụ nuôi xuân - hè 2024.
Tín hiệu tích cực từ thị trường khi giá tôm được dự báo có xu hướng tăng từ nay đến đầu quý I/2024 được xem động lực giúp người nuôi tôm tại Hà Tĩnh hăng hái thả nuôi vụ tôm thu - đông.
Trước ảnh hưởng của mưa rét, người nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh đã triển khai các biện pháp bảo vệ thủy sản nuôi nhằm đảm bảo năng suất, chất lượng phục vụ thị trường tết Nguyên đán.
Các địa phương ven biển ở Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã khai thác tốt tiềm năng, lợi thế để phát triển nuôi trồng thủy sản vùng mặn lợ; trong đó, tập trung vào 2 sản phẩm chủ lực là tôm thẻ chân trắng và ngao.
Trước diễn biến thời tiết bất lợi những ngày qua, người nuôi tôm tại Hà Tĩnh đang hết sức cẩn trọng, chủ động theo dõi sát các yếu tố môi trường trong ao như: nhiệt độ, độ mặn, độ pH... để giảm thiểu dịch bệnh phát sinh trong vụ nuôi thu đông.
Sau gần 2 năm triển khai, chính sách hỗ trợ nuôi thâm canh thuỷ sản mặn, lợ theo Nghị quyết 105/ NQ-HĐND ngày 5/1/2021 của HĐND huyện Kỳ Anh đã và đang được người dân “hấp thu” mạnh mẽ.
Theo cơ quan chức năng ngành nông nghiệp Hà Tĩnh, nguyên nhân chính gây ra tình trạng tôm, cua chết bất thường ở những hộ nuôi tôm quảng canh ven sông Lam tại 2 xã Đan Trường, Xuân Phổ (Nghi Xuân) là do bị bệnh đốm trắng.
Hấp thụ chính sách của HĐND huyện, nhiều hộ nuôi tôm ở Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tiếp tục triển khai vỗ bờ xi măng, kiên cố hóa ao nuôi. Đó là “cú hích” để bà con mạnh dạn đầu tư đồng bộ nhằm nâng cao năng suất và sản lượng trong nuôi tôm.
Kỳ vọng vào vụ xuân hè thắng lợi, thời điểm này các hộ nuôi tôm trên địa bàn TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang tất bật đầu tư cải tạo ao đầm, xuống giống theo lịch thời vụ.
Đến thời điểm này, ngoài 12 tấn dự phòng ở Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh, 7 địa phương đã cấp phát 38 tấn hóa chất Chlorine 65% cho các tổ chức, cá nhân để xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản sau các đợt mưa lũ vừa qua.
Nhờ có hệ thống hạ tầng ao nuôi đồng bộ cùng với chính sách hỗ trợ của huyện, vụ tôm xuân hè này, người nuôi tôm xã Kỳ Hải (Kỳ Anh - Hà Tĩnh) mạnh dạn đầu tư thâm canh tăng năng suất.
Chưa xuống giống hết diện tích theo kế hoạch thì vụ nuôi xuân hè 2021, hàng chục ha tôm nuôi của huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã bị thiệt hại do bệnh đốm trắng.
Dẫu biết việc đứng ra mua bán điện với người dân ở khu nuôi trồng thuỷ sản Bãi Rào là sai quy định nhưng UBND xã Cẩm Lộc, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) không còn lựa chọn nào khác.
Sau lứa tôm đầu vụ bị thiệt hại nặng nề do dịch bệnh, người nuôi tôm ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang khẩn trương cải tạo ao hồ, chuẩn bị con giống để tái vụ.
Nuôi tôm theo hướng thâm canh - an toàn sinh học là hướng đi đang được huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) mở rộng trong vụ nuôi xuân hè 2020 nhằm giúp tôm tăng sức đề kháng, hạn chế dịch bệnh, nâng cao hiệu quả kinh tế và đảm bảo an toàn VSATTP.
Thời điểm này, bà con các vùng nuôi tôm trên địa bàn TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang tất bật cải tạo ao đầm, chuẩn bị điều kiện cần thiết để xuống giống vụ tôm xuân hè 2020.
Khi việc mùa đã vãn, tôi có dịp ngồi nghe những “tỷ phú chân đất” ở Hà Tĩnh kể chuyện làm giàu. Họ là những nông dân thời 4.0, mạnh dạn áp dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ thông minh, tiên tiến nhất vào chăn nuôi, trồng trọt.
Họ đều là những ông chủ trẻ, cùng lựa chọn nông nghiệp làm điểm khởi nghiệp. Và, chính họ đã tạo ra các giá trị khác biệt từ những “startup” mang khát vọng làm giàu trên chính quê hương Hà Tĩnh...
Cột điện làm bằng tre nứa xiêu vẹo, đường điện "bò" lung tung trên mặt đất, thậm chí đi cả dưới nước… là những thực trạng mất an toàn điện tại các hồ nuôi tôm ở Hà Tĩnh hiện nay.
Chuẩn cho vụ tôm xuân hè 2019, người nuôi tôm ở thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã tập trung cải tạo ao hồ, tu sửa các cống điều tiết nước, đào đắp bờ bao… Hiện tại 531 ha ao đầm đã sẵn sàng bước vào vụ nuôi chính trong năm.
Thời điểm này, bà con nông dân huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang khẩn trương thu hoạch tôm vụ đông muộn và tập trung cải tạo ao hồ nuôi vụ xuân hè với tâm thế phấn khởi.
Những ngày này, người dân nuôi trồng thủy sản ở TP Hà Tĩnh đã cơ bản hoàn thành cải tạo ao hồ và bắt đầu tiến hành thả giống. Đặc biệt, vụ nuôi năm nay, nhiều hộ nuôi đã quan tâm và sử dụng chế phẩm sinh học nhằm tăng sức đề kháng, hạn chế dịch bệnh.
Mặc dù đã thực hiện phòng chống cẩn thận nhưng sức tàn phá khủng khiếp của bão số 10 đã đẩy hàng trăm hộ nuôi trồng thủy sản ở Hà Tĩnh trắng tay sau bão. Vượt lên khó khăn, mất mát, bà con đang nỗ lực khắc phục thiệt hại để tiếp tục tái sản xuất.