Hạ tầng lưới điện “làm khó” người dân ở khu nuôi trồng thuỷ sản Bãi Rào

(Baohatinh.vn) - Dẫu biết việc đứng ra mua bán điện với người dân ở khu nuôi trồng thuỷ sản Bãi Rào là sai quy định nhưng UBND xã Cẩm Lộc, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) không còn lựa chọn nào khác.

Hạ tầng lưới điện “làm khó” người dân ở khu nuôi trồng thuỷ sản Bãi Rào

Khu nuôi trồng thuỷ sản Bãi Rào (xã Cẩm Lộc, huyện Cẩm Xuyên) có diện tích 24,5ha với 53 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng. Trước đây, khu nuôi trồng này chỉ có điện thắp sáng, còn hệ thống điện phục vụ cho sản xuất thì chưa có, mà phải sử dụng máy nổ nên vừa tốn kém chi phí vừa gây ô nhiễm môi trường.

Hạ tầng lưới điện “làm khó” người dân ở khu nuôi trồng thuỷ sản Bãi Rào

Năm 2016, khu nuôi trồng thuỷ sản Bãi Rào được đầu tư xây dựng công trình đường dây 35Kv và trạm biến áp (TBA) 180kVA có chi phí gần 1,2 tỷ đồng. Công trình này nằm trong dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Hà Tĩnh, do Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT Hà Tĩnh làm chủ đầu tư.

Hạ tầng lưới điện “làm khó” người dân ở khu nuôi trồng thuỷ sản Bãi Rào

Tháng 4/2017, công trình gồm đường điện 35Kv dài 986m loại dây A50 điểm đấu nối VT15 nhánh Cẩm Lĩnh 5 thuộc ĐZ342 Cẩm Xuyên và TBA 180kVA – 35/0,4Kv (dạng treo) được đưa vào sử dụng, đã góp phần khắc phục khó khăn cho các hộ nuôi trồng thuỷ sản, thúc đẩy sản xuất và phát triển kinh tế địa phương.

Hạ tầng lưới điện “làm khó” người dân ở khu nuôi trồng thuỷ sản Bãi Rào

Từ khi đưa vào sử dụng, UBND xã Cẩm Lộc đứng ra đại diện ký hợp đồng mua bán điện với Điện lực Cẩm Xuyên (Công ty Điện lực Hà Tĩnh) rồi bán lại cho người dân. Tuy nhiên, điều này là sai quy định, do UBND xã là đơn vị hành chính sự nghiệp, không phải là đơn vị kinh doanh.

Hạ tầng lưới điện “làm khó” người dân ở khu nuôi trồng thuỷ sản Bãi Rào

Bởi không có đơn vị chuyên môn quản lý nên những năm qua, công tác vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng TBA cũng như hệ thống lưới điện ở khu nuôi trồng thuỷ sản Bãi Rào bị ngó lơ. Đây là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng tổn thất điện năng, ăn cắp điện… tăng cao gây thiệt hại kinh tế cũng như vấn đề an toàn với các hộ nuôi khiến họ rất bất bình.

Hạ tầng lưới điện “làm khó” người dân ở khu nuôi trồng thuỷ sản Bãi Rào

Mỗi tháng, các hộ dân ở khu nuôi trồng thuỷ sản Bãi Rào phải mua điện với các mức giá khác nhau nhưng chung lại là đều cao hơn so với mức quy định. “Có khi phải trả 2.200 đồng/kWh nhưng cũng có nhiều tháng phải trả 3.500 - 3.800 đồng/kWh. Trung bình hàng tháng gia đình tôi tiêu tốn trên 2,5 triệu đồng trả tiền điện cho 0,5ha nuôi tôm. Chi phí như thế là quá cao”, ông Lê Xuân Khậng (SN 1957, thôn Tân Trung Thuỷ, xã Cẩm Lộc) phản ánh.

Hạ tầng lưới điện “làm khó” người dân ở khu nuôi trồng thuỷ sản Bãi Rào

Không chỉ trả chi phí tiền điện cao mà chất lượng cấp điện cũng không ổn định. Các hộ dân phải góp 40 triệu đồng lắp thêm tụ bù cho TBA để nâng cap hiệu quả hoạt động của lưới điện. Do hạ tầng lưới điện không đảm bảo nên người dân nơi đây không dám đầu tư mở rộng sản xuất. Mong muốn của các hộ dân là sớm bàn giao hệ thống lưới điện cho ngành điện quản lý, vận hành.

Hạ tầng lưới điện “làm khó” người dân ở khu nuôi trồng thuỷ sản Bãi Rào

Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Lộc Nguyễn Văn Tuân xác nhận những phản ánh về bất cập tại hệ thống cấp điện cho khu nuôi trồng thuỷ sản Bãi Rào của người dân là chính xác. Nguyên nhân là tới thời điểm này hệ thống lưới điện chưa thể bàn giao cho ngành điện nhưng do yêu cầu cấp thiết của việc cung cấp điện cho các hộ nuôi nên UBND xã phải đứng ra đại diện chủ tài sản để ký hợp đồng mua bán điện với điện lực và các hộ dân.

Hạ tầng lưới điện “làm khó” người dân ở khu nuôi trồng thuỷ sản Bãi Rào

Theo ông Nguyễn Văn Tuân, xã và huyện đã nhiều lần gửi các văn bản đề nghị chủ đầu tư chuyển giao công trình đường dây 35Kv và TBA 180kVA sang ngành điện quản lý nhưng tới nay, công trình vẫn chưa có hồ sơ gốc theo quy định của ngành điện nên chưa thể bàn giao được.

Hạ tầng lưới điện “làm khó” người dân ở khu nuôi trồng thuỷ sản Bãi Rào

Thiết nghĩ, để công trình đường dây 35Kv và TBA 180kVA cung cấp điện cho khu nuôi trồng thuỷ sản Bãi Rào phát huy tối đa hiệu quả, giúp người dân yên tâm sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, các đơn vị (UBND huyện Cẩm Xuyên, Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT và Công ty Điện lực Hà Tĩnh) phải “ngồi lại với nhau” để tìm ra giải pháp.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.