Nuôi tôm an toàn sinh học, Kỳ Anh kỳ vọng vụ xuân hè thắng lợi

(Baohatinh.vn) - Nuôi tôm theo hướng thâm canh - an toàn sinh học là hướng đi đang được huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) mở rộng trong vụ nuôi xuân hè 2020 nhằm giúp tôm tăng sức đề kháng, hạn chế dịch bệnh, nâng cao hiệu quả kinh tế và đảm bảo an toàn VSATTP.

Với 1 ha ao tôm nuôi theo hình thức bán thâm canh tại vùng nuôi Đập Lội, thôn Vĩnh Thọ, xã Kỳ Thọ, những năm trước, trong các khâu xử lý môi trường nuôi, phòng và trị bệnh cho tôm, anh Phạm Lượng Đại thường sử dụng các loại hóa chất, chủ yếu là Chlorine và vôi bột (CaCO3), các loại kháng sinh...

Nuôi tôm an toàn sinh học, Kỳ Anh kỳ vọng vụ xuân hè thắng lợi

Anh Phạm Lượng Đại khẩn trương xử lý đáy ao và nguồn nước để thả tôm đúng lịch thời vụ

Trong xu hướng chuyển đổi từ nuôi tôm truyền thống sang nuôi tôm an toàn sinh học, được ngành nông nghiệp huyện tuyên truyền, hướng dẫn, bắt đầu từ vụ nuôi 2019, anh Đại bắt tay vào sử dụng các sản phẩm vi sinh, chế phẩm sinh học để nuôi tôm thẻ chân trắng.

Với 20 lít chế phẩm sinh học EM gốc, sau khi tiến hành kỹ thuật nhân khối (ngâm ủ hỗn hợp EM gốc với rỉ mật, nước sạch theo tỉ lệ phù hợp) cho ra 1.000 lít thành phẩm, anh có đủ lượng chế phẩm sinh học để sử dụng xử lý diện tích ao của mình trong một vụ nuôi.

Nuôi tôm an toàn sinh học, Kỳ Anh kỳ vọng vụ xuân hè thắng lợi

Với hàng chục ha nuôi thâm canh, Công ty CP Thủy sản Nghệ Tĩnh hiện đang sử dụng 4-5 loại chế phẩm vi sinh để xử lý môi trường và phòng chống dịch bệnh cho tôm

Anh Đại cho biết, nuôi tôm an toàn sinh học có lợi nhiều đường. So với sử dụng hóa chất và kháng sinh trước đây, việc sử dụng chế phẩm sinh học có tác dụng phân hủy mùn bã hữu cơ do tảo chết, thức ăn dư thừa và xác động, thực vật trong ao, giúp tôm nuôi ít bị sốc do các tác động từ môi trường, đồng thời ức chế các vi sinh vật gây bệnh phát triển.

Nhờ vậy, môi trường ao nuôi luôn ổn định, màu nước đẹp, giúp tôm sinh trưởng, phát triển nhanh, mẫu mã đẹp, năng suất cao vượt trội và đặc biệt đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm do không dùng kháng sinh.

Ở một mức cao hơn, Công ty CP Thủy sản Nghệ Tĩnh đứng chân trên địa bàn xã Kỳ Thọ đầu tư trên 2,5 ha ao nuôi tôm thâm canh công nghệ cao và 1,5 ha nuôi bán thâm canh. Cùng với đầu tư đổi mới công nghệ, lựa chọn nguồn giống tốt và chú trọng các giải pháp kỹ thuật, đơn vị đã đi đầu trong áp dụng nuôi an toàn sinh học và đã khẳng định được hiệu quả vượt trội với lợi nhuận hàng tỷ đồng/năm.

Nuôi tôm an toàn sinh học, Kỳ Anh kỳ vọng vụ xuân hè thắng lợi

Nhờ áp dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến và sử dụng triệt để các loại chế phẩm sinh học, Công ty CP Thủy sản Nghệ Tĩnh luôn xuống giống đúng lịch thời vụ

Vụ nuôi xuân hè này, Công ty tiếp tục áp dụng kỹ thuật nuôi trồng mới với việc đầu tư thêm nhiều loại chế phẩm sinh học để xử lý nước như: Men vi BZT, TA-PONDPRO, TA-GOLD và các loại hoạt chất sinh học tự nhiên để làm thức ăn và phòng chống các bệnh trên tôm như: TA.Beta-Glucan, men vi PROBAC…

Đến thời điểm hiện tại, Công ty đã thả nuôi hết diện tích thâm canh với 5 triệu con tôm giống. Sau hơn 10 ngày xuống giống, các thông số sinh, hóa trong hồ nuôi đảm bảo an toàn tuyệt đối; tỷ lệ hao hụt không đáng kể và tôm phát triển khá nhanh.

Anh Trịnh Thanh Tịnh - phụ trách kỹ thuật Công ty CP Thủy sản Nghệ Tĩnh cho biết: “Bên cạnh đảm bảo an toàn cao, việc áp dụng triệt để chế phẩm sinh học còn giúp người nuôi tôm rút ngắn thời gian xử lý ao đầm và tiến hành xuống giống sớm hơn, nhằm né tránh các điều kiện thời tiết bất lợi, hạn chế rủi ro vào cuối vụ”.

Nuôi tôm an toàn sinh học, Kỳ Anh kỳ vọng vụ xuân hè thắng lợi

Nhiều hộ nuôi quảng canh ở Kỳ Anh đã bắt đầu quan tâm sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm

Không chỉ với Công ty CP Thủy sản Nghệ Tĩnh, đối với các hộ nuôi bán thâm canh và quảng canh có sử dụng chế phẩm sinh học, đến thời điểm này, phần lớn đã xuống giống.

Vụ nuôi xuân hè này, toàn huyện Kỳ Anh có kế hoạch thả nuôi 378 ha cả thâm canh, bán thâm canh và quảng canh, chủ yếu là giống tôm thẻ chân trắng, trong đó có khoảng 90 ha nuôi an toàn sinh học. Đến thời điểm này, toàn huyện có gần 100 ha đã được xuống giống với khoảng 20 triệu con tôm.

Nuôi tôm an toàn sinh học, Kỳ Anh kỳ vọng vụ xuân hè thắng lợi

Hầu hết các ao nuôi tôm của huyện Kỳ Anh đã được xử lý phần đáy, sẵn sàng cấp nước để xuống giống vụ nuôi 2020

Từ một vài hộ nuôi tôm thâm canh triển khai thí điểm sử dụng các chế phẩm sinh học có hiệu quả, trong vài năm lại nay, huyện Kỳ Anh đã khảo sát, tổng kết và chỉ đạo nhân rộng.

Ông Lê Văn Trọng - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Kỳ Anh cho biết, với hiệu quả rõ rệt về nhiều mặt, việc nuôi tôm bằng công nghệ sinh học được người nuôi tôm quan tâm và tích cực áp dụng.

Manh nha từ vụ nuôi năm 2017, đến vụ nuôi này, toàn huyện đã có khoảng 100 ha sử dụng chế phẩm sinh học các loại để nuôi tôm, trong đó có gần 20 ha bán thâm canh và quảng canh.

Nuôi tôm an toàn sinh học, Kỳ Anh kỳ vọng vụ xuân hè thắng lợi

Kỳ Anh tập trung chỉ đạo mở rộng diện tích thâm canh, công nghệ cao và nuôi tôm an toàn sinh học

Để khuyến khích phát triển nuôi tôm công nghệ sinh học, trong quá trình đề xuất, nghiên cứu ban hành chính sách khuyến khích người nuôi, trước mắt huyện dừng mọi hỗ trợ tiền mua Chlorine và các loại hóa chất, trừ khi có dịch bệnh bùng phát; đồng thời tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân từng bước mở rộng diện tích thâm canh công nghệ cao, nuôi tôm sinh học để nâng cao thu nhập, phát triển bền vững.

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.