Người nuôi tôm Kỳ Anh trầy trật khôi phục sản xuất sau lũ

(Baohatinh.vn) - Các trận lũ vừa qua đã san phẳng hàng trăm ha ao nuôi tôm của huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh), việc khôi phục sản xuất hiện tại gặp rất nhiều khó khăn.

Người nuôi tôm Kỳ Anh trầy trật khôi phục sản xuất sau lũ

Gần 1 tuần sau đợt lũ chồng lũ, vùng nuôi tôm thâm canh của Công ty Cổ phần Thủy sản Nghệ Tĩnh (Kỳ Thọ) trông vẫn ngổn ngang...

Người nuôi tôm Kỳ Anh trầy trật khôi phục sản xuất sau lũ

... đường điện đổ xiêu, bờ bao sạt lở chưa kịp đắp lại vì trời vẫn chưa ngớt mưa...

Người nuôi tôm Kỳ Anh trầy trật khôi phục sản xuất sau lũ

Anh Phan Văn Lý - phụ trách kỹ thuật của Công ty chia sẻ: “Vụ tôm trái, giá cao hơn nhiều so với vụ chính nên năm nào doanh nghiệp cũng đầu tư lớn. Năm nay, lũ lớn chưa từng có khiến hơn 4 triệu tôm đã ở độ tuổi 1,5 tháng nuôi của công ty bị cuốn trôi, số còn lại sốc nước cũng không sống nổi”.

Người nuôi tôm Kỳ Anh trầy trật khôi phục sản xuất sau lũ

“Sau 2 đợt mưa lớn, việc đầu tiên của chúng tôi là tập trung đắp lại hệ thống bờ bao, tiếp đó, ngay khi thời tiết thuận lợi sẽ bơm tháo nước, cải tạo ao hồ để thả đợt tôm mới. Tuy nhiên, thời tiết không thuận lợi nên tiến độ khắc phục hậu quả lũ lụt đang chậm lại”, anh Lý cho hay.

Người nuôi tôm Kỳ Anh trầy trật khôi phục sản xuất sau lũ

Tại vùng nuôi tôm tập trung Đập Lội - thôn Vĩnh Thọ, xã Kỳ Thọ, các thành viên HTX Nuôi trồng thủy sản Kỳ Thọ cũng tập trung khắc phục hạ tầng, sửa lại ao hồ.

Người nuôi tôm Kỳ Anh trầy trật khôi phục sản xuất sau lũ

Ông Nguyễn Văn Tưởng - Chủ nhiệm HTX cho biết: “Sau 2 trận lũ liên tiếp, hồ nuôi của các xã viên đều mất trắng. Riêng gia đình tôi, vụ này đầu tư lớn với hơn 4 vạn con tôm giống thả trên 6 ha ao nuôi thì tất cả đã trôi theo dòng nước lũ, thiệt hại hàng trăm triệu đồng”.

Người nuôi tôm Kỳ Anh trầy trật khôi phục sản xuất sau lũ

“Đầu năm giá tôm không đáng kể do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên vụ trái chúng tôi đều rướn sức đầu tư. Không chỉ vùng nuôi chúng tôi, cả xã hơn 115 ha NTTS cùng chung cảnh ngộ. Dẫu còn ngổn ngang gian khó nhưng chúng tôi nóng lòng ra đắp lại những bờ đê sạt lở trên vùng nuôi, chuẩn bị xử lý môi trường sau mưa lũ và thực hiện các khuyến cáo của ngành chuyên môn nhằm đảm bảo các điều kiện cho vụ nuôi tới” , ông Tưởng cho biết

Người nuôi tôm Kỳ Anh trầy trật khôi phục sản xuất sau lũ

Ông Hồ Văn Bình - thành viên khác HTX nuôi trồng thủy sản Kỳ Thọ cũng mất 2 ha tôm quảng canh sau lũ. Hiện tại, mặc dù trời mưa, hàng ngày ông vẫn ra thăm hồ, tháo nước, sửa chữa, khắc khục các hạng mục, nhằm sớm ổn định sản xuất.

Người nuôi tôm Kỳ Anh trầy trật khôi phục sản xuất sau lũ

Chủ tịch UBND xã Kỳ Thọ Hồ Văn Hiển (áo xanh, bên phải) cho biết: "Toàn xã có 185 ha nuôi trồng thủy sản bị ngập lụt. Bên cạnh thống kê thiệt hại và đề xuất chính sách hỗ trợ người nuôi tôm, xã đang chỉ đạo các hộ nuôi tiến hành sửa chữa, nâng cấp hạ tầng vùng nuôi, vệ sinh ao nuôi, đồng thời thực hiện đúng khuyến cáo của huyện: Đối với nuôi thâm canh thì bám sát thời tiết để thả nuôi lứa mới; còn hộ nuôi quảng canh thì tập trung nguồn lực, hoàn chỉnh các điều kiện để thả nuôi vụ xuân hè 2020".

Người nuôi tôm Kỳ Anh trầy trật khôi phục sản xuất sau lũ

Tại xã Kỳ Hải, đã có 117 ha ao hồ nuôi tôm, cua và cá nước lợ bị xóa sổ vì lũ lụt, mất mát nhiều nhất rơi vào các hộ nuôi ở vùng ao hồ mới được cấp trên đầu tư với hệ thống hạ tầng đồng bộ. Đợt mưa lũ đã làm thiệt hại hơn 60 tấn cua, tôm và cá nước lợ của toàn xã và hư hỏng hạ tầng một số vùng nuôi, thiệt hại hơn 9 tỷ đồng.

Người nuôi tôm Kỳ Anh trầy trật khôi phục sản xuất sau lũ

Anh Nguyễn Viết Xuân, một trong những người đầu tư thả nuôi quy mô lớn nhát tại đây cho hay: "Nhận bàn giao ao hồ khi vụ chính xuân hè đã trôi qua, nhưng tin tưởng với hệ thống hạ tầng đồng bộ, bờ đê cao, vững chãi nên dù nuôi trái vụ, chúng tôi vẫn đầu tư lớn nhất từ trước tới nay và đã bị mất trắng. Riêng 3,3 ha ao nuôi của tôi có 4-5 tấn sản phẩm các loại chuẩn bị cho thu hoạch. Chỉ tính riêng tiền giống đã mất hàng trăm triệu đồng, chưa tính thức ăn, công sức chăm sóc mấy tháng trời". Trong ảnh: Một ít cua vào thời kỳ thu hoạch của anh Xuân còn sót lại sau lũ.

Người nuôi tôm Kỳ Anh trầy trật khôi phục sản xuất sau lũ

Hiện nay ở vùng nuôi Bắc Sơn Hải (Kỳ Hải) do thời tiết bất lợi nên các điểm sạt lở bờ đê chưa huy động máy móc để khắc phục bền vững được. Các hộ nuôi đang tạm thời mua bạt và tấm lợp Fibrô xi măng bao lại các bờ đê sạt lở, bảo vệ hạ tầng vùng nuôi trước những diễn biến mới của mưa lũ. “Các hồ nuôi đều đang bị ngọt hóa do mưa kéo dài. Chúng tôi chỉ mong kết thúc mưa lũ, trời nắng ấm để cải tạo môi trường nuôi, thả ít tôm, cua quảng canh, vớt vát bớt thiệt hại”, anh Võ Xuân Đức (áo trắng, giữa), chủ hồ nuôi 1ha ở thôn Bắc Sơn Hải cho biết.

Người nuôi tôm Kỳ Anh trầy trật khôi phục sản xuất sau lũ

Anh Dương Văn Thọ, cán bộ khuyến nông xã Kỳ Hải cho biết: "Chia sẻ với người nuôi tôm, ngoài việc đề xuất chính sách hỗ trợ lên cấp trên, kiến nghị ngân hàng giảm, giãn lãi suất, xã Kỳ Hải đang động viên, hỗ trợ hộ nuôi khắc phục những thiệt hại hạ tầng, vượt qua khó khăn, đầu tư cho các vụ nuôi mới một cách bền vững hơn". Ảnh: Cán bộ Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Kỳ Anh và cán bộ khuyến nông xã Kỳ Hải kiểm tra, động viên hộ nuôi tôm sau thiệt hại của mưa lũ.

Huyện Kỳ Anh là một trong những địa phương trong tỉnh chịu thiệt hại lớn về nuôi trồng thủy sản. Toàn huyện có 191 ha nuôi cá nước ngọt, 244ha nuôi trồng thủy sản mặn lợ bị ngập hoàn toàn với khoảng 470 tấn thủy sản các loại bị mất trắng. Ước tính giá trị thiệt hại khoảng 41,5 tỷ đồng.

Hiện, địa phương đang chỉ đạo các xã và ngành chuyên môn hướng dẫn người nuôi thực hiện tốt quy trình vệ sinh tiêu độc khử trùng và các biện pháp phòng chống dịch bệnh, nhất là trong điều kiện mưa kéo dài, nhiệt độ giảm thấp.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Chủ đề Mưa lũ ở Hà Tĩnh

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.