Phá bờ thửa, nông dân Cẩm Xuyên “4 cùng” trên cánh đồng lớn

(Baohatinh.vn) - Từ hiệu quả mô hình thí điểm phá bỏ bờ thửa nhỏ thành thửa lớn ở xã Cẩm Thành, nhiều địa phương ở huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã ban hành đề án, tuyên truyền, vận động nhân dân phá bờ thửa nhỏ thành thửa lớn với quy mô một thửa từ 3 - 5 ha.

Mỗi thửa ruộng 3 - 5 ha

Cánh đồng của thôn Đông Nam Lộ, xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên) trước khi phá bở thửa nhỏ có hơn 100 thửa ruộng với diện tích bình quân mỗi thửa 1,5 sào. Nhằm tích tụ ruộng đất, xây dựng cánh đồng lớn, trong 2 năm 2017 và 2018, nhân dân trong thôn đã ra quân phá bở bờ thửa nhỏ với diện tích 62/75 ha diện tích sản xuất lúa của thôn. Sau khi phá bờ thửa, hiện nay, bình quân mỗi thửa có diện tích từ 60 đến 100 sào, tương đương 3 - 5 ha/thửa.

Phá bờ thửa, nông dân Cẩm Xuyên “4 cùng” trên cánh đồng lớn

Phá bỏ thửa nhỏ, hình thành các cánh đồng lớn thuận lợi để đưa cơ giới vào sản xuất và ứng dụng các tiến bộ KHKT

Sau thành công từ mô hình thí điểm thôn Đông Nam Lộ, xã Cẩm Thành tiếp tục nhân rộng ra các thôn. Cùng với đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, xã thực hiện quy hoạch vùng, tiến hành cắm mốc định vị diện tích, phân chia ranh giới và lập hồ sơ chủ thể các thửa ruộng để lưu trữ theo dõi và quản lý. Đồng thời, ban hành chính sách hỗ trợ kinh phí đóng cọc bê tông, di dời các ngôi mộ vô chủ. Sau 2 năm thực hiện, Cẩm Thành đã giảm từ 1.550 thửa xuống còn 77 thửa.

Ông Nguyễn Đình Long - Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Thành cho biết: Thực tế cho thấy, phá bỏ bờ thửa nhỏ thành thửa lớn đã mang lại rất nhiều lợi ích: tăng diện tích; tăng năng suất vì áp dụng được tiến bộ KHKT vào trong sản xuất với phương châm 4 cùng “cùng làm đất, cùng xuống giống, cùng chăm bón và cùng thu hoạch”. Mặt khác, cơ giới vào phục vụ sản xuất rất thuận lợi nên chi phí giảm; hạn chế được các loại sâu bệnh và chuột phá hoại. Sau vụ hè thu này, xã đang tiếp tục chỉ đạo nhân rộng ra 4 thôn còn lại với diện tích 50 ha.

Phá bờ thửa, nông dân Cẩm Xuyên “4 cùng” trên cánh đồng lớn

Được mùa lúa hè thu ở xã Cẩm Thăng (Cẩm Xuyên)

Cẩm Xuyên nhân rộng trên toàn huyện

Để triển khai trên diện rộng, UBND huyện Cẩm Xuyên đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện ở xã Cẩm Thành, đồng thời tổ chức cho lãnh đạo các xã, thị trấn tham quan học tập kinh nghiệm. Đến vụ Xuân năm 2018, huyện có thêm 6 xã, thị trấn thực hiện với diện tích phá bỏ 230 ha bờ thửa nhỏ thành thửa lớn quy mô 5 ha/ thửa.

Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Bình Nguyễn Thiên Toàn cho biết: Đảng ủy xã đã tổ chức họp, thống nhất và ban hành Nghị quyết về tăng cường sự lãnh đạo của BCH Đảng bộ xã đối với việc phá bỏ bừ thửa nhỏ tạo ô thửa lớn trong sản xuất. Ban đầu, xã lựa chọn 3 thôn (thôn Nam Lý, Đông Trung và Bình Minh) làm điểm. Thấy được hiệu quả nên bà con nhân dân hưởng ứng rất tích cực. Đến nay, xã đã tạo được các cánh đồng lớn với diện tích trên 100 ha và đang tiếp tục đẩy mạnh triển khai mở rộng trong vụ Xuân 2018.

Theo tính toán của Phòng NN&PTNT huyện Cẩm Xuyên, mỗi ha sau khi phá bỏ bờ thửa sẽ tăng hiệu quả kinh tế gần 5 triệu đồng, tăng gần 25% so với sản xuất truyền thống với bờ thửa nhỏ. Bởi sau khi phá bở thửa, bình quân mỗi ha tăng thêm 5,6% diện tích; năng suất, sản lượng cũng tăng lên do áp dụng đồng bộ quy trình sản xuất. Ngoài ra, còn giảm được công nạo vét thủy lợi nội đồng, công điều tiết nước và giảm ngày công làm cỏ; tăng hiệu suất hoạt động của máy làm đất và máy gặt đập liên hợp; giảm thuốc bảo vệ thực vật các loại do hạn chế được nơi sâu bệnh trú ẩn gây hại, giảm thuốc diệt chuột.

Phá bờ thửa, nông dân Cẩm Xuyên “4 cùng” trên cánh đồng lớn

Cánh đồng của thôn Đông Trung (Cẩm Bình - Cẩm Xuyên) "thẳng cánh cò bay" với diện tích 10 ha liên kết với Tập đoàn Quế Lâm trồng lúa hữu cơ

Ông Lê Ngọc Hà - Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Cẩm Xuyên cho biết: Việc chuyển đổi bờ thửa cũng đã góp phần thay đổi thói quen trong sản xuất nhỏ lẻ và gieo cấy truyền thống của người dân, hướng đến một một nền sản xuất nông nghiệp tập trung, đồng nhất về giống, đồng nhất về quy trình và đồng nhất về sản phẩm, hướng đến sản xuất theo hướng hàng hóa, là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các giải pháp của Đề án tái cơ cấu nông nghiệp, đây cũng là điều kiện để thu hút doanh nghiệp hóa sản xuất, liên kết hóa trong xây dựng thương hiệu và bao tiêu sản phẩm và cũng là điều kiện để hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã.

Với việc phá bờ thửa nhỏ đã mang lại nhiều lợi ích cho người nông dân, hướng đến một một nền sản xuất nông nghiệp tập trung, đồng nhất về giống, đồng nhất về quy trình và đồng nhất về sản phẩm; hướng đến sản xuất hàng hóa.

Vụ xuân năm 2019 tới, Cẩm Xuyên tiếp tục có 11 xã, thị trấn đăng ký triển khai phá bỏ bờ thửa nhỏ thành thửa lớn với tổng diện tích là 361,3 ha, gồm, trong đó Cẩm Bình 208,5 ha, Cẩm Thành 57,8 ha, Cẩm Quan 15 ha, Cẩm Mỹ 12 ha, Cẩm Sơn 8 ha, Cẩm Duệ 10 ha, Cẩm Minh 5 ha, Cẩm Huy 10 ha, Cẩm Hà 5 ha, Cẩm Quang 23 ha và thị trấn Cẩm Xuyên 7 ha.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.