Phát hiện nhiều cổ vật tại một ngôi miếu cổ Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Ngày 25/2, trong quá trình khảo sát điền dã di sản văn hóa ở xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh, các nhà nghiên cứu Bảo tàng Hà Tĩnh đã phát hiện được nhiều cổ vật tại ngôi miếu Đức Ông.

Phát hiện nhiều cổ vật tại một ngôi miếu cổ Hà Tĩnh

Miếu Đức Ông - nơi phát hiện cổ vật

Nghiên cứu bước đầu cho thấy, nhóm cổ vật phát hiện đợt này có 10 hiện vật còn khá nguyên vẹn và hàng trăm mảnh gốm sành, sứ cổ niên đại tập trung vào giai đoạn thời Lê, Nguyễn; được chia thành hai nhóm: bình vôi và hũ sành.

Phát hiện nhiều cổ vật tại một ngôi miếu cổ Hà Tĩnh

Nhóm cổ vật phát hiện tại miếu Đức Ông

Bình vôi liên quan đến tục ăn trầu của người Việt, gồm 5 cổ vật hình dáng, kích thước khá đa dạng. Trong đó phải kể đến chiếc bình vôi thời Lê, tráng men rạn, trang trí chùm cau với cành và quả cau màu rêu xanh ở hai bên quai; một chiếc bằng sành với quai là một chiếc nhúm khá độc đáo, trang trí khắc chìm đường tròn đồng tâm và hình sin lượn chạy quanh vai và cổ; số còn lại thân đều có hình tròn bầu, trên vai đục lỗ tra vôi.

Phát hiện nhiều cổ vật tại một ngôi miếu cổ Hà Tĩnh

Bình vôi cổ còn nguyên vẹn

Nhóm hũ sành có 5 cổ vật, cao 14cm đến 18cm, đường kính từ 10 đến 14cm; hình thức khá giống nhau, đều có thân, miệng, đáy hình tròn. Chỉ có một hũ có đế hình chân voi và thân trang trí hoa văn khắc vạch.

Phát hiện nhiều cổ vật tại một ngôi miếu cổ Hà Tĩnh

Bình vôi thời Lê

Ngày 2/11/2011, miếu Đức Ông được công nhân Xí nghiệp khai thác ti-tan Kỳ Khang (Mitraco Hà Tĩnh) phát hiện tại địa bàn thôn Tiến Thành, xã Kỳ Khang cách bờ biển khoảng 100m với hiện trạng khá nguyên vẹn với nghi môn, tắc môn. Ngôi miếu chính thờ cá Ông, một tín ngưỡng phổ biến của cư dân ven biển Hà Tĩnh.

Phát hiện trên là cơ sở khoa học, là tư liệu quý để nghiên cứu tín ngưỡng dân gian, tập quán xã hội, quan niệm thẩm mỹ, quá trình tụ cư của người Việt tại xã Kỳ Khang nói riêng và huyện Kỳ Anh nói chung trong lịch sử.

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Đọc thêm

Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.