Phòng cháy chữa cháy rừng - lo xa không bao giờ thừa

(Baohatinh.vn) - Năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) cấp cơ sở trên địa bàn thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) ngày càng được nâng cao qua các lớp “huấn luyện” căn cơ, bài bản...  

Phòng cháy chữa cháy rừng - lo xa không bao giờ thừa

Dưới sự hướng dẫn của lực lượng kiểm lâm, chính quyền địa phương, người dân xã Kỳ Hoa (thị xã Kỳ Anh) phát dọn, đốt thực bì đúng cách.

Ông Nguyễn Sỹ Sơn – Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm thị xã Kỳ Anh cùng cán bộ dưới quyền luôn bận rộn cho việc canh lửa rừng mỗi mùa nắng nóng về.

“Với công tác PCCCR lo xa không bao giờ thừa, bởi trên 11 ngàn hecta rừng và đất lâm nghiệp được giao cho địa phương quản lý, bảo vệ đã có hơn 4 ngàn hecta được xác định là vùng trọng điểm dễ cháy, gây nguy cơ mất an toàn cao cho Khu Kinh tế Vũng Áng và nhiều tuyến đường điện đi trên rừng… Công tác bảo vệ rừng (BVR), PCCCR ở đây luôn gắn liền với việc bảo vệ các công trình trọng điểm quốc gia” - ông Nguyễn Sỹ Sơn cho biết.

Qua tìm hiểu, được biết, để hoàn thành nhiệm vụ khó khăn này, những năm qua, Ban Chỉ đạo về Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững thị xã Kỳ Anh luôn coi việc nâng cao năng lực PCCCR cho cấp xã, phường, chủ rừng trên địa bàn là một trong những biện pháp “sống còn”.

Phòng cháy chữa cháy rừng - lo xa không bao giờ thừa

Tổ chức diễn tập tình huống chữa cháy rừng cho lực lượng ĐVTN của các xã trên địa bàn.

Được biết, đến nay, Hạt Kiểm lâm thị xã Kỳ Anh đã chủ động phân bổ 19 máy thổi gió cho 9 xã, phường trọng điểm nhiều rừng và nguy cơ cháy cao. “Giao máy rồi chúng tôi còn tổ chức hướng dẫn, tập huấn để lực lượng cấp xã biết sử dụng, vận dụng thành thạo, an toàn khi có cháy rừng…”, ông Sơn cho biết thêm.

“Năm 2019, đã có 74 tổ chức, chủ rừng đốt xử lý thực bì an toàn. Đây là năm thứ 4, công tác đốt xử lý thực bì được tập trung cao và đã thực sự đi vào nền nếp. Trong năm 2020, đã và sẽ có nhiều hơn các tổ chức, cá nhân được cấp xã hướng dẫn, giám sát, đảm bảo an toàn trong xử lý thực bì”, ông Sơn chia sẻ.

Cùng chung quan điểm trên, ông Nguyễn Ngọc Lâm – Trưởng BQL Rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh – chủ rừng nhà nước trên địa bàn cho biết, để các địa phương, chủ rừng… đủ sức trở thành lực lượng BVR, PCCCR tại chỗ thì không gì hơn là trang bị cho họ kiến thức, phương tiện… và kỹ năng liên quan đến công tác này.

Phòng cháy chữa cháy rừng - lo xa không bao giờ thừa

BQL Rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh tổ chức trực gác rừng vào những ngày cao điểm nắng nóng

Hằng năm, thông qua các cuộc tập huấn, hướng dẫn, diễn tập… do thị xã Kỳ Anh trực tiếp hoặc phối hợp tổ chức, cán bộ và hàng chục hộ hợp đồng nhận khoán của BQL Rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh đã nắm vững những kiến thức về BVR, PCCCR và sử dụng thành thạo các phương tiện, như: cưa xăng, máy thổi gió, đảm bảo PCCCR đạt hiệu quả cao.

Lãnh đạo đơn vị cũng qua đó nâng cao năng lực để có những đổi mới trong xây dựng kế hoạch, phương án, trong chỉ đạo, chỉ huy… BVR, PCCCR phù hợp, hiệu quả.

Phòng cháy chữa cháy rừng - lo xa không bao giờ thừa

Ngoài việc làm mới, nhiều tuyến đường băng cản lửa tại những vùng trọng điểm dễ cháy trên địa bàn thị xã Kỳ Anh đã được phát dọn, giảm vật liệu cháy trước mùa nắng nóng.

Các xã, phường: Kỳ Nam, Kỳ Lợi, Kỳ Phương, Kỳ Thịnh..., là những vùng được coi là rất trọng điểm, nếu xảy ra cháy không dập tắt kịp thời sẽ dẫn đến mất khả năng kiểm soát, việc nâng cao năng lực trong BVR, PCCCR càng được chú trọng.

Tìm hiểu tại các địa phương này cho thấy, những năm gần đây, công tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về PCCCR đã được quan tâm. Mỗi năm, ở khu vực trọng điểm này đều tổ chức các lớp tập huấn, huấn luyện, diễn tập PCCCR; nâng cao năng lực, kỹ năng cho lực lượng xung kích; triển khai các biện pháp kỹ thuật khắc phục hậu quả của cháy rừng; có cơ chế huy động lực lượng, phương tiện và chỉ huy chữa cháy rừng cho ban chỉ đạo cấp xã...

Chủ đề Lâm nghiệp - bảo vệ rừng

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.