Để đảm bảo sản xuất thắng lợi, chính quyền địa phương, bà con nông dân Hà Tĩnh cần chủ động phòng trừ các đối tượng sâu bệnh cuối vụ như rầy nâu, rầy lưng trắng, khô vằn.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh dự báo rầy lứa 2 ra rộ trên lúa hè thu từ thời điểm 15/7/2024 trở đi, có nguy cơ gây cháy ở những vùng có mật độ cao.
Thời tiết tiếp tục duy trì hình thái nắng nóng, ẩm độ không khí thấp trong khi lúa hè thu bước vào thời kỳ đẻ nhánh rộ, phát triển mạnh về thân lá là điều kiện thuận lợi cho sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng phát sinh gây hại tại các địa phương Hà Tĩnh.
Các đợt mưa trong thời kỳ ra hoa đã ảnh hưởng đến thụ phấn bổ sung cho bưởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh). Tỷ lệ đậu quả của cây chỉ đạt khoảng 60 - 80% so với vụ trước.
Ngoài các loại giống quen thuộc: P6, Xi23, NX30 thì nhóm giống lúa mẫn cảm với bệnh đạo ôn lá trên đồng đất Hà Tĩnh còn có những "gương mặt mới" như: Thái Xuyên 111, ADI168, VNR20, PM2...
Dù đã được các cơ quan chức năng cảnh báo và tăng cường công tác tuyên truyền song việc tùy tiện sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của bà con nông dân ở Hà Tĩnh vẫn... đến hẹn lại lên!
Ngành NN&PTNT Hà Tĩnh dự báo, các đối tượng dịch hại: bệnh đạo ôn, khô vằn, rầy, sâu cuốn lá nhỏ gây hại trên lúa; bệnh héo rũ, lở cổ rễ trên lạc, rau màu... sẽ diễn biến phức tạp trong vụ xuân năm 2024.
Trong khi sâu cuốn lá nhỏ lứa thứ 3 chuẩn bị “xuất kích” thì các loại sâu bệnh khác như rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh khô vằn… cũng đã xuất hiện trên đồng ruộng Hà Tĩnh, đe dọa sự phát triển lúa hè thu.
Theo điều tra của ngành nông nghiệp Hà Tĩnh, từ ngày 10/7, sâu cuốn lá nhỏ đã nở rộ lứa thứ 2, xuất hiện ở các địa phương, cục bộ có những nơi đạt từ 50 - 100 con/m2…
Sâu keo mùa thu và sâu cuốn lá nhỏ đang xuất hiện và gây hại khi lúa vụ hè thu ở Hương Khê (Hà Tĩnh) đang vào kỳ đẻ nhánh rộ. Có nơi mật độ sâu lên đến 20-25 con/m2.
Thời tiết thất thường những ngày qua không chỉ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng bưởi Phúc Trạch của người dân Hương Khê (Hà Tĩnh) mà còn khiến cho sâu bệnh phát sinh, gây hại.
Ông Nguyễn Trí Hà – Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Hà Tĩnh thông tin, với bệnh đạo ôn lá trên cây lúa, từ nay đến cuối tháng 3 là cao điểm phát sinh của dịch hại, bà con cần liên tục kiểm tra, khoanh vùng, xử lý bệnh trong diện hẹp theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
Tranh thủ những ngày nắng đầu tháng 11, các nhà vườn ở Hương Khê (Hà Tĩnh) tập trung chăm sóc cây bưởi đặc sản Phúc Trạch sau thu hoạch nhằm phục hồi, hướng tới mùa vụ tiếp theo.
Để phòng ngừa bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đã tiến hành phun phòng trừ trên diện rộng. Đến nay, 18/18 xã đã phun thuốc phòng trừ cho hơn 2.000 ha lúa vụ xuân.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn yêu cầu ngành NN&PTNT và các địa phương tiếp tục kiểm tra đồng ruộng; xử lý bệnh đạo ôn theo tinh thần khẩn trương, cục bộ và phun phòng trên diện rộng lúa xuân 2022.
Chỉ còn khoảng 1 tháng nữa, vụ lúa hè thu năm 2021 ở Hà Tĩnh sẽ cho thu hoạch. Đây là thời điểm bà con nông dân tăng cường “chăm” đồng để chuẩn bị đón thành quả của mình sau 3 tháng dày công chăm sóc.
Cây lúa trên đồng ruộng Hà Tĩnh hiện đang giai đoạn phân hóa đòng. Trong điều kiện thời tiết mưa ẩm, trời âm u, nhiệt độ trung bình 18 - 25 độ C là điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn phát sinh gây hại và có nguy cơ lây lan trên diện rộng.
Dù đang phải thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội nhưng nông dân Vũ Quang (Hà Tĩnh) vẫn có kế hoạch phù hợp để chăm sóc cây trồng vụ xuân, không để sâu bệnh gây hại trên đồng ruộng.
Thời tiết bất lợi, nguy cơ nhiều sâu bệnh hại tấn công khi 3.500/5.522 ha lúa vụ xuân đã trổ, ngành nông nghiệp huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang triển khai nhiều biện pháp nhằm hạn chế thiệt hại.
Những ngày qua, trên các trà lúa xuân ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã xuất hiện sâu bệnh gây hại, một số diện tích bị cháy lá. Tranh thủ thời tiết nắng ấm, trong 3 ngày (9-11/4), nông dân Hương Sơn tập trung ra đồng phun thuốc phòng trừ, không để lan ra diện rộng.
Trước tình hình dịch bệnh trên lúa xuân diễn biến phức tạp, sáng nay (4/4), Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn đi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng trừ ở các huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên. Cùng đi có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn và lãnh đạo Sở NN&PTNT Hà Tĩnh.
Những ngày qua, nông dân Hà Tĩnh phải trải qua “mùa cấy thứ hai” lúa xuân 2020 vì đợt mưa từ ngày 7-10/2 khiến hàng trăm hecta mới gieo vào giai đoạn mũi chông bị hư hỏng. Chưa hết, sâu bệnh đang diễn biến phức tạp, “chực chờ” tổng tấn công lúa xuân…
Sau đợt mưa vào đầu tháng 7, đồng ruộng Hà Tĩnh đã tích trữ được lượng nước đủ để “đón” đợt thúc đòng. Đây là đợt bón thúc quan trọng nhất của vụ lúa hè thu, quyết định năng suất, chất lượng của cả vụ sản xuất…
Kiểm tra tình hình bệnh đạo ôn trên lúa tại huyện Đức Thọ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn ghi nhận cơ quan chuyên môn và các địa phương đã có giải pháp khống chế bệnh đạo ôn kịp thời.
Tăng cường phòng trừ bệnh đạo ôn đang có chiều hướng gia tăng trên lúa xuân; ra quân diệt chuột; phòng trừ các loại sâu bệnh trên cây trồng cạn và cây ăn quả là những vấn đề nổi bật tại hội nghị bổ cứu sản xuất do Sở NN&PTNT Hà Tĩnh chủ trì vào chiều 28/2.
“Tháng Giêng cấy lúa ngoài đồng/ Công vợ, công chồng chờ lúa trổ bông”. Tháng Giêng là tháng bắt đầu cho mọi công việc, dự định, bởi thế mà người nông dân Hà Tĩnh cũng luôn coi ngày ra đồng đầu tiên sau năm mới như một sự kiện trọng đại...