Hương Khê cơ bản khống chế được sâu keo trên lúa hè thu

(Baohatinh.vn) - Sâu keo mùa thu và sâu cuốn lá nhỏ đang xuất hiện và gây hại khi lúa vụ hè thu ở Hương Khê (Hà Tĩnh) đang vào kỳ đẻ nhánh rộ. Có nơi mật độ sâu lên đến 20-25 con/m2.

Hương Khê cơ bản khống chế được sâu keo trên lúa hè thu

Sâu keo hại lúa xuất hiện ở Hương Khê.

Hiện nay, cây lúa vụ hè thu ở Hương Khê đang ở thời kỳ đẻ nhánh rộ. Qua thăm đồng, nhiều nông dân địa phương đang hết sức lo lắng vì sâu keo tàn phá cây lúa với tốc độ nhanh.

Vụ hè thu này gia đình chị Nguyễn Kim Tiến ở thôn 3, xã Phú Phong sản xuất 4 sào lúa. Khi cây lúa đang phát triển tốt, vào kỳ đẻ nhánh thì có 2 sào xuất hiện sâu keo cắn rách nát hết phần lá non.

Chị Tiến kể lại: “Khi phát hiện sâu, chúng tôi khá lo lắng. Sau khi nghe hướng dẫn phòng trừ trên loa phát thanh, chúng tôi kịp thời mua và phun thuốc đặc trị, nhờ đó đã cơ bản diệt trừ sâu keo. Tuy nhiên, ở 2 sào còn lại hiện cũng đang xuất hiện sâu, những ngày này, chúng tôi vừa dặm lúa vừa theo dõi để kịp thời phòng trừ.”

Hương Khê cơ bản khống chế được sâu keo trên lúa hè thu

Gia đình chị Nguyễn Kim Tiến theo dõi diễn biến sâu keo thường xuyên.

Ngay cạnh đó, trên cánh đồng của thôn 4, xã Phú Phong, nông dân cũng than trời vì sâu keo tấn công lúa.

Ông Phan Văn Trị chia sẻ: "Năm nay số lượng sâu keo trên lúa tăng đột biến, trong nhiều năm qua thì vụ sản xuất này chúng tôi mới gặp đợt sâu phá hoại lớn như vậy. Để cứu lúa, chúng tôi đã trao đổi với đơn vị chuyên môn và khẩn trương triển khai phun thuốc phòng, trừ”.

Hương Khê cơ bản khống chế được sâu keo trên lúa hè thu

Ông Phan Văn Trị phun thuốc trừ sâu keo theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

Theo rà soát của ngành nông nghiệp và báo cáo từ các địa phương, trên địa bàn huyện Hương Khê đã phát hiện một số diện tích lúa ở các xã: Phú Gia, Gia Phố, Phú Phong, Hương Trạch, Phúc Trạch, Hương Xuân, Hương Giang... xuất hiện sâu keo mùa thu hại lúa.

Sâu keo chủ yếu từ tuổi 3 đến tuổi 5, mật độ sâu trung bình 2 -3 con/m2, cục bộ nơi cao lên đến 20-23 con/m2 (xã Phúc Trạch).

Cùng đó, trên nhiều đồng lúa cũng xuất hiện sâu cuốn lá nhỏ, đang ở tuổi 3 đến tuổi 5, mật độ trung bình khoảng 7-10 con/m2, cục bộ một số ruộng mật độ lên 20-25 con/m2 (xã Phú Gia).

Hương Khê cơ bản khống chế được sâu keo trên lúa hè thu

Ruộng lúa bị sâu keo cắn rách nát hết phần lá.

Để chủ động trong công tác phòng trừ các đối tượng sâu bệnh hại trên lúa vụ hè thu, Trung tâm Ứng dụng khoa học kỹ thuật & Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Hương Khê đã đề nghị các địa phương chỉ đạo, hướng dẫn các biện pháp phòng trừ. Trong đó, tập trung tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân thường xuyên thăm đồng, thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện sâu, bệnh hại.

Đồng thời khuyến cáo, khi xuất hiện sâu keo mùa thu gây hại lúa ở tuổi 1, tuổi 2, mật độ 4 -6 con/m2; sâu cuốn lá nhỏ tuổi 1, tuổi 2, sâu mật độ cao (từ 15 con/m2 trở lên), người dân cần tập trung phun thuốc phòng trừ kịp thời để đảm bảo hiệu quả; thực hiện các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, như điều tiết nước, bón thúc sớm để cây lúa đẻ nhánh, sinh trưởng phát triển thuận lợi.

Hương Khê cơ bản khống chế được sâu keo trên lúa hè thu

Bên cạnh diệt trừ sâu, nông dân Hương Khê triển khai bón thúc sớm để cây lúa sinh trưởng thuận lợi.

Ngành nông nghiệp huyện Hương Khê cũng đề nghị người dân trong quá trình sử dụng thuốc phải tuân thủ nguyên tắc “4 đúng” gồm: Đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ liều lượng và đúng cách. Đồng thời thực hiện việc thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng theo quy định.

Ông Trần Hoài Sơn - Giám đốc Trung tâm Ứng dụng khoa học kỹ thuật & Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện cho biết, nhờ phát hiện sớm và tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời, đến nay cơ bản các địa phương đã khống chế được nạn sâu keo, sâu cuốn lá. Tuy nhiên, với diễn biến thời tiết phức tạp là điều kiện để sâu hại phát triển, do đó đề nghị người nông dân và cán bộ ngành nông nghiệp liên tục theo dõi, kiểm tra để kịp thời phát hiện tình hình sâu bệnh trên cây trồng, báo cáo với trung tâm để phối hợp chỉ đạo các biện pháp phòng trừ có hiệu quả.

Một số biện pháp phòng trừ theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn:

- Đối với sâu cuốn lá nhỏ: Khi mật độ sâu cao cần sử dụng các loại thuốc hoá học đặc hiệu để phun, như:

+ Voliam Targo 063SC: Pha 15ml thuốc vào 20 lít nước, phun cho 1 sào 500m2;

+ Virtako 40WG: Pha 3g thuốc vào 20 lít nước, phun cho 1 sào 500m2;

- Đối với sâu keo hại lúa: Khi mật độ sâu cao (4 -5 con/m2) khuyến cáo người dân sử dụng một trong các loại thuốc hoá học đặc hiệu sau:

+ Thuốc Voliam Targo 063SC: dùng 20ml pha 20 lít nước phun cho 500 m2;

+ Thuốc Proclaim 5WG: Dùng 15g pha vào bình 16- 18 lít nước phun cho 500 m2.

+ Thuốc Su - 35: Dùng 10g pha vào 16-18 lít nước phun cho 500 m2.

(Riêng đối với sâu keo mùa thu, trước khi phun thuốc cần rút hết nước trong ruộng lúa để thuốc tiếp xúc được trực tiếp với sâu).

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.