Phụ nữ Saudi Arabia đòi cải cách về trang phục

Trang phục của phụ nữ theo hay không theo truyền thống đang là một vấn đề gây xôn xao dư luận tại Saudi Arabia.

Phụ nữ Saudi Arabia đòi cải cách về trang phục

Phụ nữ Saudi Arabia tại một rạp chiếu phim ở Riyadh ngày 30/4. Ảnh: AFP/TTXVN

Nhiều phụ nữ ở quốc gia vùng Vịnh này đã tham gia chiến dịch #NiqabUnderMyFoot (tạm dịch: Dẫm lên mạng che mặt) trên mạng xã hội để phản đối việc họ phải đeo mạng (niqab) che kín mặt khi đi ra đường, cũng như những luật "bất thành văn" về trang phục của nữ giới.

Chiến dịch #NiqabUnderMyFoot là cuộc biểu tình mới nhất của nữ giới tại Saudi Arabia, nơi họ bắt buộc phải mặc abayas (trang phục truyền thống che kín toàn thân của phụ nữ Hồi giáo) khi xuất hiện ở nơi công cộng, thậm chí tóc và khuôn mặt của họ cũng không được để lộ ra.

Những câu chuyện bức xúc của bản thân được nhiều phụ nữ Saudi Arabia đăng tải và chia sẻ trên Twitter kèm theo từ khóa #NiqabUnderMyFoot. Một số người còn công khai đăng tải hình ảnh họ dẫm lên những bộ trang phục này để thể hiện sự phản đối.

Một trong những thông điệp này viết: "Khi tôi quyết định cởi bỏ niqab, mẹ tôi đã nói rằng bà sẽ không tha thứ cho tôi. Tôi đã đưa ra quyết định của mình và phải chịu đựng sự hăm dọa và chì chiết của bà trong nhiều tháng. Đó không phải là sự lựa chọn của tôi hay của nhiều cô gái ở đất nước của tôi".

Quả đúng như vậy, chiến dịch đòi hỏi ăn mặc "thoáng hơn" này đã vấp phải nhiều sự chỉ trích, rằng hành động này là thiếu tôn trọng đối với những phụ nữ chọn mặc abayas.

Một trong những ý kiến không đồng tình nêu rõ: "Bạn không muốn mặc trang phục ấy, đó là quyết định của bạn, nhưng bạn nên tôn trọng những người mặc chúng. Từ khóa của các bạn "The Niqab is under my foot" là rất thiếu tôn trọng đối với những người mặc trang phục ấy theo ý muốn tôn giáo".

Đây không phải lần đầu tiên phái nữ ở Saudi Arabia phản đối trên mạng xã hội về việc mặc trang phục tôn giáo. Hồi tháng trước, phụ nữ nước này đã tiến hành biểu tình trên đường phố trong trang phục abayas mặc trái (lộn trong ra ngoài).

Trên thực tế, việc mặc abayas không được đề cập trong luật Hồi giáo Sharia, nhưng cảnh sát và giới tư pháp nước này lâu nay kiểm soát rất nghiêm ngặt đạo luật "bất thành văn" này. Phụ nữ Saudi bắt đầu mặc các bộ abayas nhiều màu sắc trong những năm gần đây (chủ yếu là lam nhạt và màu hồng), trái ngược hoàn toàn với màu đen truyền thống. Những bộ abayas cởi mở hơn với những biến tấu váy dài hay quần jeans cũng bắt đầu phổ biến tại nước này.

Hồi tháng 3 vừa qua, Thái tử Mohammed bin Salman nêu rõ phái nữ trong vương quốc chỉ cần ăn mặc một cách giản dị, kín đáo và tôn kính chứ không nhất thiết phải mặc abayas. Nhưng đa số nữ giới ở Saudi Arabia cho rằng tuyên bố của Thái tử Mohammed bin Salman không thay đổi được điều gì và họ yêu cầu phải có sự cải cách cụ thể, theo hướng tự do hơn.

Theo baotintuc.vn

Đọc thêm

Truyện cười: Vé số

Truyện cười: Vé số

Một bà vợ hay ngoại tình, mỗi lần như vậy bà ta nói với chồng: “Em trúng xổ số nên hôm nay nhà mình ăn tươi”. 
Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Khi Lionel Messi đăng đàn phản ứng với phát biểu của Eric Abidal, thành viên BLĐ Barcelona, đó như giọt nước mắt của một thằng hề.
Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Với quan điểm “chống dịch như chống giặc”, các địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung triển khai nhiều biện pháp tích cực nhằm chủ động phòng ngừa và đối phó với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

Từ ngày 4/2, Bệnh viện Đa khoa Nghi Xuân mở thêm Phòng khám Nhi khoa do các bác sỹ đến từ Bệnh viện Nhi trung ương đảm nhận. Đây là một trong những nội dung thuộc dự án “Đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhi khoa ban đầu" tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Xuân gian đoạn 2019 – 2021.
5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

Sau khi đã qua 30 ngày có dịch tả lợn châu Phi (tính đến đầu tháng 12/2019), gần đây trên địa bàn Hà Tĩnh, dịch bệnh lại tái phát tại 5 xã thuộc 3 huyện, buộc phải tiêu hủy 58 con lợn ốm chết.