Quy hoạch cảng Hộ Độ với quy mô cảng cấp III, tàu có trọng tải 1.000 tấn

(Baohatinh.vn) - Tại Hà Tĩnh, đơn vị tư vấn đã lập quy hoạch chi tiết đường thủy nội địa từ cảng Xuân Hải (Nghi Xuân) đến cảng Vũng Áng, cảng Sơn Dương; lấy cảng Hộ Độ làm cảng trung tâm kết nối.

Sáng 24/7, tại Hà Tĩnh, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật chủ trì hội nghị triển khai công tác quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa giai đoạn 2020 - 2030, tầm nhìn 2050. Phó Chủ tịch UBND Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh cùng dự.

Quy hoạch cảng Hộ Độ với quy mô cảng cấp III, tàu có trọng tải 1.000 tấn

Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Bộ GTVT, Cục Đường thủy nội địa, đơn vị tư vấn thiết kế, lãnh đạo 9 tỉnh miền Trung gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi và Bình Định.

Tại hội nghị, các địa phương đã nghe đơn vị tư vấn thuyết trình các phương án quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa giai đoạn 2020 - 2030 và tầm nhìn đến 2050.

Mục tiêu lập quy hoạch nhằm đánh giá hiện trạng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa và tình hình triển khai các quy hoạch phát triển kết cấu giao thông đường thủy nội địa giai đoạn 2010 - 2019.

Theo đó, xây dựng các kịch bản và xác định nhu cầu vận tải đường thủy nội địa thời kỳ 2020 - 2030, có xét đến năm 2050 trong mối tương quan với các phương thức vận tải khác.

Đối với Hà Tĩnh, đơn vị tư vấn đã lập quy hoạch chi tiết đường thủy nội địa từ cảng Xuân Hải (Nghi Xuân) đến cảng Vũng Áng, cảng Sơn Dương; lấy cảng Hộ Độ làm cảng trung tâm kết nối.

Theo quy hoạch, Hà Tĩnh có 167,5 km hệ thống đường thủy nội địa do Trung ương quản lý, gồm 6 tuyến: sông La, sông Nghèn, sông Rào Cái, sông ngàn Sâu, sông Gia Hội và kênh Nhà Lê. ĐẶc biệt, có 5 tuyến sông nối liền nhau nên rất thuận lợi trong việc kết nối vận chuyển đường thủy nội địa.

Đối với hệ thống cảng, bến, hiện Hà Tĩnh có 22 bến với quy mô nhỏ lẻ nằm rải rác trên các tuyến sông La, sông Nghèn, các bến đã được đưa vào quy hoạch của địa phương. Cảng Hộ Độ đã được phê duyệt theo Quyết định số 1071/QĐ-BGTVT ngày 23/4/2013, tuy nhiên đến nay vẫn chưa được đầu tư. Đơn vị tư vấn đã đề xuất quy hoạch cảng Hộ Độ với quy mô cảng cấp III, tàu có trọng tải 1.000 tấn, công suất 500.000 tấn/năm.

Quy hoạch cảng Hộ Độ với quy mô cảng cấp III, tàu có trọng tải 1.000 tấn

Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Bùi Thiên Thu: Các địa phương cần có chiến lược quy hoạch dài hơi, tính toán đến tương lai để quy hoạch các bến sông hướng đến phát triển các khu công nghiệp, khu du lịch...

Qua nghe tư vấn trình bày, các địa phương đề xuất quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa cần gắn với nhu cầu vận tải, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh và hạn chế ô nhiễm môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu;

Quy hoạch cảng Hộ Độ với quy mô cảng cấp III, tàu có trọng tải 1.000 tấn

Phó giám đốc Sở GTVT Hà Tĩnh Phan Văn Trung: Đề nghị đơn vị tư vấn quy hoạch kéo dài tuyến sông La - Ngàn Sâu đến cầu treo Hương Giang (Hương Khê) dài thêm 34,5 km; nâng tuyến sông Ngàn Phố từ Linh Cảm đến cầu Hà Tân dài 29,5 km; sông Cửa Khẩu (sông Kinh) từ Kỳ Tiến đến Cửa Khẩu dài 23 km thành sông quốc gia.

Cần có các giải pháp, cơ chế, chính sách; đánh giá tác động có thể xảy ra đối với môi trường trong thời kỳ quy hoạch và đề xuất các giải pháp ứng phó, giảm thiểu...

Quy hoạch cảng Hộ Độ với quy mô cảng cấp III, tàu có trọng tải 1.000 tấn

Viện trưởng Viện chiến lược và phát triển GTVT - Lê Đỗ Mười: Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa cần chú trọng gắn với chiến lược phát triển công nghiệp, phát triển du lịch. Đồng thời, các tỉnh cần bổ sung kiến nghị, đề xuất sát với từng địa phương để đưa vào quy hoạch, tạo sự đồng bộ, tổng thể.

Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho rằng: hiện nay, tiềm năng, lợi thế để phát triển hạ tầng đường thủy nội địa còn rất lớn. Cả nước có 44.000 km nhưng mới khai thác được 17.000 km; chính vì thế, các địa phương cần có chiến lược trong việc lập quy hoạch phát triển đường thủy nội địa.

Quy hoạch cảng Hộ Độ với quy mô cảng cấp III, tàu có trọng tải 1.000 tấn

Thứ trưởng Nguyễn Nhật đề nghị mỗi tỉnh cần chọn một tuyến sông, một dự án cụ thể để đưa vào lập phương án quy hoạch thực hiện theo Quyết định 44/QĐ-TTg của Chính phủ.

Thứ trưởng Bộ GTVT chỉ đạo: Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa giai đoạn 2020 - 2030 cần phát triển theo hướng “mở”. Do đó, sau cuộc họp ngày này, cần triển khai lập quy hoạch để phát triển có chiều sâu về lĩnh vực đường thủy nội địa, từ đó có kinh phí đầu tư nạo vét khơi thông luồng lạch, kè bờ sông.

Trong đó, lưu ý đưa vào quy hoạch các phương án nạo vét, kè bờ sông chống sạt lở; gắn quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa gắn với chiến lược phát triển công nghiệp, phát triển du lịch và các phương thức vận tải khác.

Thứ trưởng Bộ GTVT giao giám đốc sở GTVT các tỉnh lấy ý kiến lập quy hoạch triển khai dự án trình Cục Đường thủy nội địa trước tháng 9/2020 để có phương án bố trí nguồn vốn thực hiện của dự án trong 5 năm tới.

“Các địa phương cần nghiên cứu kỹ để trình các tuyến sông đưa vào quy hoạch các cấp; từ đó, Cục Đường thủy nội địa và Bộ GTVT có phương án đầu tư hợp lý và thuận lợi cho các địa phương hưởng lợi cả trước mắt và lâu dài” - Thứ trưởng Nguyễn Nhật nhấn mạnh.

Chủ đề Kinh tế Hà Tĩnh

Đọc thêm

Giá vàng giảm xuống thấp nhất gần 2 tháng

Giá vàng giảm xuống thấp nhất gần 2 tháng

Theo các chuyên gia, giá vàng hạ nhiệt do đồng USD mạnh lên sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, đồng thời chịu áp lực do lập trường ủng hộ bitcoin của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Tài chính thị trường ngày 12/11: Lãi suất cho vay khó giảm thêm

Tài chính thị trường ngày 12/11: Lãi suất cho vay khó giảm thêm

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, mặt bằng lãi suất cho vay khó giảm thêm vì rủi ro của nền kinh tế đang ở mức cao và tỷ giá có thể diễn biến phức tạp. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 12/11 của Báo Hà Tĩnh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.