Sáng 25/4, không có ca mắc mới, có 5 ca “tái dương” sau khi âm tính

Bản tin lúc 6h ngày 25/4 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, không có ca mắc mới COVID-19. Như vậy, số ca mắc hiện vẫn là 270 ca. Cũng theo Ban Chỉ đạo có 5 trường hợp bệnh nhân “tái dương” sau khi âm tính

Tổng số ca mắc:

- Tính từ 18h00 ngày 24/4/2020 đến 06h00 ngày 25/4/2020: 0 ca mắc mới trong cộng đồng.

- Như vậy từ ngày 23/1/2020 đến nay, tại Việt Nam ghi nhận tổng cộng 270 ca mắc COVID-19.

Sáng 25/4, không có ca mắc mới, có 5 ca “tái dương” sau khi âm tính
Sáng 25/4, không có ca mắc mới, có 5 ca “tái dương” sau khi âm tính

Số người cách ly:

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 54.966, trong đó:

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 280;

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 7.020;

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 47.666.

Sáng 25/4, không có ca mắc mới, có 5 ca “tái dương” sau khi âm tính

Tình hình điều trị:

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, có 5 bệnh nhân dương tính trở lại sau khi được công bố khỏi bệnh

- Tình hình các bệnh nhân dương tính trở lại:

+ BN 188 đã được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nam âm tính 2 lần, ra viện ngày 16/4 nhưng khi về địa phương Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội xét nghiệm dương tính lại, bệnh nhân đã nhập Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 làm xét nghiệm RT-PCR. Ngày 18/4 cho kết quả Âm tính, đến ngày 20/4 và ngày 21/4 cho kết quả Dương tính.

+ BN 52 và BN 149 âm tính 3 lần liên tiếp được Bệnh viện Dã chiến Quảng Ninh công bố ra viện ngày 16/04, tiếp tục theo dõi tại Bệnh viện. Ngày 21/4 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 cho cả 2 bệnh nhân, kết quả dương tính trở lại sau 5 ngày công bố khỏi bệnh. Hiện cả 2 bệnh nhân vẫn đang được cách ly, theo dõi tiếp tại Bệnh viện.

+ BN 137: Ngày 07/4 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 công bố bệnh nhân khỏi bệnh sau khi có kết quả 3 lần xét nghiệm âm tính (ngày 3/4, 4/4 5/4), sau đó bệnh nhân được cách ly tiếp tại Bệnh viện. Trong thời gian theo dõi cách ly từ 7/4 đến 22/4: bệnh nhân không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng và làm lại xét nghiệm RT-PCR kiểm tra SARS-CoV-2 các ngày 7/4, 6/4, 19/4 đều âm tính. Hình ảnh chụp CT ngực ngày 12/4: không phát hiện tổn thương. Chiều ngày 22/4, bệnh nhân được cho về theo dõi cách ly tại nhà. Ngày 23/4, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương trả kết quả xét nghiệm RT-PCR với SARS-CoV-2 là dương tính và đã đưa bệnh nhân quay trở lại bệnh viện.

+ BN 36: Ngày 10/4/2020, sau 3 lần âm tính BN36 được công bố khỏi bệnh ra viện và được tiếp tục cách ly 14 ngày tại một cơ sở y tế tập trung của tỉnh. Tại đây BN36 được xét nghiệm 2 lần âm tính nữa, và xét nghiệm lần 3 để chuẩn bị kết thúc 14 ngày cách ly thì lại dương tính trở lại. Hiện BN36 vẫn đang được cách ly và theo dõi tiếp.

Trước đó, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Tiểu Ban điều trị đã có công văn số 507/KCB-QLCT&CĐT ngày 15/4/2020 về việc theo dõi xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người bệnh COVID-19 đã ra viện gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các Bệnh viện được phân công điều trị COVID-19. Theo đó, để thực hiện đúng Hướng đãn của Bộ Y tế về Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm đường hô hấp do SARS-CoV-2, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Tiểu Ban Điều trị yêu cầu thủ trương các đơn vị trên thực hiện ngay việc tiếp tục có biện pháp chỉ đạo mạng lưới y tế trên địa bàn để kiểm tra, quản lý, theo dõi tình trạng sức khoẻ của người bệnh COVID-19 sau khi ra viện.

Khi kết thúc 14 ngày cách ly tại nhà của người bệnh COVID-19 kể từ ngày ra viện, bệnh viện đã điều trị người bệnh phù hợp với Trung tâm kiểm soát bệnh tật địa phương, cơ quan y tế và đơn vị liên quan nơi người bệnh cư trú tiến hành làm lại xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người bệnh (kỹ thuật RT PCR) Cục Quản lý Khám chữa bệnh yêu cầu các Sở Y tế, Bệnh viện khẩn trương báo cáo kết quả xét nghiệm của các bệnh nhân này về Tiểu Ban Điều trị theo quy định.

Cuộc chiến COVID-19 sẽ phức tạp hơn. Theo thông tin báo chí, Hàn Quốc hiện cũng gặp phải tình trạng tương tự. Ngày 18/4, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hàn Quốc (KCDC) công bố 160 bệnh nhân dương tính lại sau trung bình 13,5 ngày ra viện, Tổ chức Y tế Thế giới đang điều tra về các trường hợp này.

Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đề nghị người dân tiếp tục thực hiện tốt thông điệp 5 điểm sau để phòng chống COVID-19:

1.Hạn chế tối đa ra ngoài, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết

2.Nếu buộc phải ra ngoài luôn luôn đeo khẩu trang, hãy giữ khoảng cách tiếp xúc, tốt nhất là 2m.

3.Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

4.Thường xuyên vệ sinh và để thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc, sinh hoạt lành mạnh.

5.Thực hiện khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày, giữ liên hệ thường xuyên với cán bộ y tế, cơ sở y tế.

Sáng 25/4, không có ca mắc mới, có 5 ca “tái dương” sau khi âm tính

Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo khuyến cáo người dân 7 thói quen cần thay đổi trong mùa dịch COVID-19:

1. Trước gặp nhau tay bắt mặt mừng, nay gặp nhau không vồ vập, không bắt tay.

2. Trước hay vô thức đưa tay lên mặt, nay không đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

3. Trước về tới nhà là sà vào người thân, nay cần thay ngay quần áo, tắm rửa.

4. Trước ăn xong đánh răng là đủ, nay thêm súc họng bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn.

5. Trước hay giao lưu gặp gỡ, nay không mời khách tới nhà và cũng không tới nhà người khác.

6. Trước ốm đau đến ngay bệnh viện, nay gọi điện thoại trước cho nhân viên y tế để được tư vấn.

7. Cuối cùng, tự giác và nhắc nhau thực hiện các quy định và khuyến cáo phòng chống dịch.

Thái Bình/Báo SK&ĐS

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.