Tạo đà xây dựng thương hiệu ngao Đỉnh Bàn

(Baohatinh.vn) - Phát triển nghề nuôi ngao theo hướng bền vững, giúp người dân nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống là mục tiêu HTX Nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn (thôn Tân Phong, xã Đỉnh Bàn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang nỗ lực hướng đến.

7h sáng, khi nước thủy triều dần rút cũng là lúc các thành viên của HTX Nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn tất bật ra vùng bãi bồi ven sông Rào Cái bắt đầu ngày làm việc mới. Trong khi một nhóm từ 2 - 3 người khẩn trương di chuyển máy lên thuyền ra sông thu hoạch, số khác chuẩn bị dụng cụ, chờ sẵn trên bờ để tiến hành cân đo, phân loại.

Tạo đà xây dựng thương hiệu ngao Đỉnh Bàn

HTX Nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn nuôi trồng 100 ha ngao ở bãi bồi ven sông Rào Cái.

Càng về trưa, vùng bãi bồi càng nhộn nhịp. Ngao sau khi được lựa chọn kỹ càng sẽ được đóng thành bì đưa đi tiêu thụ tại các chợ đầu mối trên địa bàn Hà Tĩnh và một số tỉnh bạn như: Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng, Quảng Nam...

Tạo đà xây dựng thương hiệu ngao Đỉnh Bàn

Khi thủy triều rút đến eo bụng là ngư dân đưa máy lên thuyền, ra sông thu hoạch ngao.

Anh Dương Thế Võ - Giám đốc HTX Nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn giới thiệu: “HTX được thành lập từ năm 2018 với 30 thành viên tham gia và có tất cả 100 ha diện tích nuôi trồng ngao, trong đó, có 50 ha tại thôn Tân Phong, 30 ha tại thôn Thanh Long (Đỉnh Bàn), 20 ha còn lại tại thôn Mai Lâm (xã Mai Phụ, Lộc Hà). Giống ngao của HTX là ngao Bến Tre. Ngao ăn tính mát lại dễ chế biến, phù hợp trong mùa hè nên dự tính vụ tiếp theo, ngao sẽ tiêu thụ ổn định theo nhu cầu của thị trường”.

Tạo đà xây dựng thương hiệu ngao Đỉnh Bàn

Ngao được đưa lên bờ để đãi phân loại và sơ chế.

Mỗi năm, HTX thu hoạch khoảng 500 - 600 tấn ngao, doanh thu xấp xỉ 8 tỷ đồng, lợi nhuận dao động 4 tỷ đồng. Trung bình tiền công của các thành viên dao động từ 300.000 đồng - 400.000 đồng/ngày.

Tạo đà xây dựng thương hiệu ngao Đỉnh Bàn

HTX của anh Võ tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.

Chị Lê Thị Hà (thôn Tân Phong) - thành viên HTX chia sẻ: “Trung bình, gia đình tôi xuất ra thị trường khoảng 1 tấn ngao/ngày. Với giá bán hiện tại là 12.000 đồng/kg, tôi có thêm nguồn thu tương đương 12 triệu đồng/ngày. Ngao chắc và ngon nên được khách hàng ưa chuộng, thu hoạch đến đâu thương lái thu mua đến đó".

Theo chị Hà, trước đây, ngao được bán với giá từ 13 - 15.000 đồng/kg, vào thời gian cao điểm, có khi lên tới 17.000 đồng/kg. Từ năm 2020 đến nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên giá ngao có phần chững lại.

Tạo đà xây dựng thương hiệu ngao Đỉnh Bàn

Anh Dương Thế Võ - Giám đốc HTX nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn: "Sau khi qua lựa chọn kỹ càng, ngao sẽ được đóng thành bì đưa đi tiêu thụ tại các chợ đầu mối ở Hà Tĩnh và một số tỉnh bạn như: Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng, Quảng Nam...".

Điều khiến vị giám đốc lẫn các thành viên HTX Nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn lo lắng là thời tiết ở Hà Tĩnh diễn biến bất thường, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của ngao, nhất là sương muối. Hiện tại, mong muốn của anh Võ cũng như các hộ ngao là tỉnh và ngành chức năng cần tổ chức các khóa đào tạo kỹ thuật nuôi gắn với biện pháp phòng trừ, xử lý dịch bệnh để người nuôi chủ động và giảm thiệt hại.

Tạo đà xây dựng thương hiệu ngao Đỉnh Bàn

Giống ngao Bến Tre của HTX Nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn được khách hàng tại Hà Tĩnh và các tỉnh bạn ưa chuộng.

Giám đốc HTX Dương Thế Võ cho biết thêm, việc tỉnh, huyện và các cấp, ngành tạo điều kiện cho HTX thuê đất theo thời hạn 20 năm đã mở ra những cơ hội mới, phát triển nghề nuôi ngao bền vững trong thời gian tới. Đây cũng là yếu tố quan trọng để bà con, các hộ nuôi trồng ngao ở Đỉnh Bàn mạnh dạn đầu tư, mở rộng diện tích, tăng thu nhập. HTX sẽ tiếp tục chú trọng đầu tư nguồn giống đảm bảo chất lượng, hoàn thiện kỹ thuật nuôi, khâu nối với thị trường tiêu thụ để từ đó giảm thiểu thiệt hại, phấn đấu xây dựng thương hiệu ngao Đỉnh Bàn “ngon, sạch, đạt chuẩn”.

Tạo đà xây dựng thương hiệu ngao Đỉnh Bàn

Ngao của HTX Nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn còn được xuất ra các thị trường ngoại tỉnh như: Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng, Quảng Nam

Chủ tịch UBND xã Đỉnh Bàn Nguyễn Viết Hải cho biết: “Hoạt động hiệu quả của HTX Nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn đã tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động với mức lương khá tốt, đưa nuôi ngao trở thành điểm sáng trong nuôi trồng thủy sản của địa phương. Do vậy, mô hình tiềm năng này đáng nhân rộng. Hiện, các địa phương có vùng nuôi ngao tập trung tuyên truyền, hướng dẫn các hộ nuôi, cơ sở thu mua, sơ chế trên địa bàn về quy định, kiểm soát vệ sinh, an toàn thực phẩm".

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Giá vàng giảm xuống thấp nhất gần 2 tháng

Giá vàng giảm xuống thấp nhất gần 2 tháng

Theo các chuyên gia, giá vàng hạ nhiệt do đồng USD mạnh lên sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, đồng thời chịu áp lực do lập trường ủng hộ bitcoin của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Tài chính thị trường ngày 12/11: Lãi suất cho vay khó giảm thêm

Tài chính thị trường ngày 12/11: Lãi suất cho vay khó giảm thêm

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, mặt bằng lãi suất cho vay khó giảm thêm vì rủi ro của nền kinh tế đang ở mức cao và tỷ giá có thể diễn biến phức tạp. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 12/11 của Báo Hà Tĩnh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.