Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ vụ hè thu, sớm xây dựng phương án ứng phó thiên tai

(Baohatinh.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn yêu cầu huyện Đức Thọ và Vũ Quang tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ vụ hè thu; đồng thời xây dựng cụ thể phương án ứng phó thiên tai tới từng hộ dân...

Sáng 9/6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra công tác PCTT, tình hình sản xuất nông nghiệp tại các huyện Đức Thọ, Vũ Quang.

Lãnh đạo một số sở, ban, ngành và địa phương đi cùng đoàn.

Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ vụ hè thu, sớm xây dựng phương án ứng phó thiên tai

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn kiểm tra tiến độ gieo cấy vụ hè thu ở xã Lâm Trung Thủy, huyện Đức Thọ.

Tại huyện Đức Thọ, đoàn công tác đã kiểm tra tiến độ sản xuất vụ hè thu năm 2022 tại một số cánh đồng trên địa bàn xã Lâm Trung Thủy. Vụ này, huyện Đức Thọ gieo cấy gần 4.200 ha.

Ngay sau khi thu hoạch vụ xuân, tranh thủ thời tiết thuận lợi, địa phương đã tập trung cao độ cho việc làm đất, triển khai vụ hè thu.

Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ vụ hè thu, sớm xây dựng phương án ứng phó thiên tai

Huyện Đức Thọ đã gieo cấy được 98% diện tích vụ hè thu 2022.

Tính tới thời điểm ngày 9/6, tiến độ gieo cấy tại huyện Đức Thọ đã đạt gần 98%, số diện tích còn lại chủ yếu là vùng thấp trũng, dự kiến sẽ hoàn thành việc gieo cấy vụ hè thu trong 1-2 ngày nữa.

Cũng tại huyện Đức Thọ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn cùng đoàn công tác đã kiểm tra một số vị trí sạt lở, công trình hư hỏng tại xã Hòa Lạc gồm: trạm bơm Ghềnh Tàng và điểm sạt lở bờ sông Ngàn Sâu đoạn qua thôn Phúc Xá.

Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ vụ hè thu, sớm xây dựng phương án ứng phó thiên tai

Đoàn kiểm tra trạm bơm Ghềnh Tàng ở xã Hòa Lạc, huyện Đức Thọ.

Trạm bơm Ghềnh Tàng nằm ngay bên sông Ngàn Sâu, được xây dựng từ năm 1992. Trải qua thời gian dài sử dụng, công trình hiện đã hư hỏng, xuống cấp, không hoạt động được trong 2 năm qua, phần móng bị sụt lún khiến công trình hiện đang bị nghiêng xuống sông. Huyện Đức Thọ đề xuất UBND tỉnh cho xây mới lại công trình, đảm bảo việc tưới tiêu cho diện tích nông nghiệp.

Tình trạng sạt lở bờ sông Ngàn Sâu đoạn qua thôn Phúc Xá, xã Hòa Lạc cũng đã diễn ra từ nhiều năm nay, ảnh hưởng tới cuộc sống, đất nông nghiệp của hàng trăm hộ dân dọc bờ sông.

Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ vụ hè thu, sớm xây dựng phương án ứng phó thiên tai

Bờ sông Ngàn Sâu đoạn qua xã Hòa Lạc, huyện Đức Thọ bị sạt lở nghiêm trọng.

Hiện nay, HĐND tỉnh cũng đã có Nghị quyết thông qua chủ trương đầu tư kè bảo vệ bờ sông Ngàn Sâu, đoạn qua xã Hòa Lạc, huyện Đức Thọ. Tuyến kè có chiều dài 2,1 km, tổng mức đầu tư 90 tỷ đồng, trong đó, nguồn ngân sách Trung ương 80 tỷ và ngân sách tỉnh 10 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án là năm 2022 - 2024.

Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ vụ hè thu, sớm xây dựng phương án ứng phó thiên tai

Vị trí sạt lở bờ sông Ngàn Sâu đe dọa tuyến đường giao thông độc đạo và nguy cơ ảnh hưởng tới tuyến đường sắt Bắc - Nam đoạn qua xã Đức Liên, huyện Vũ Quang.

Tiếp đó, đoàn công tác do Phó Chủ tịch UBND tỉnh dẫn đầu đã tới kiểm tra vị trí sạt lở bờ sông Ngàn Sâu, đoạn qua xã Đức Liên, huyện Vũ Quang. Tình trạng sạt lở bờ sông Ngàn Sâu đã diễn ra trong nhiều năm qua.

Vào mùa mưa lũ năm 2020, việc sạt lở tại xã Đức Liên lại càng nghiêm trọng, lấn sâu vào tuyến đường giao thông độc đạo của xã này và nguy cơ ảnh hưởng tới tuyến đường sắt Bắc – Nam ngay gần đó.

Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ vụ hè thu, sớm xây dựng phương án ứng phó thiên tai

Vị trí sạt lở ở tuyến đường trục xã Quang Thọ, huyện Vũ Quang, đã 3 năm nhưng chưa được khắc phục, sửa chữa.

Cũng tại huyện Vũ Quang, đoàn công tác kiểm tra điểm sạt lở trên tuyến đường trục xã Quang Thọ. Vị trí sạt lở nằm ở thôn 3, xã Quang Thọ xuất hiện do ảnh hưởng mưa lũ năm 2019 nhưng tới nay chưa được khắc phục.

Điểm sạt lở nằm gần chân cầu treo dân sinh Chợ Quánh (bắc qua sông Ngàn Sâu) dẫn tới nguy cơ cao mất an toàn cho việc đi lại của người dân. Để đảm bảo an toàn, chính quyền địa phương đã rào chắn, đặt biển cảnh báo nguy hiểm, tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tạm thời.

Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ vụ hè thu, sớm xây dựng phương án ứng phó thiên tai

Mô hình nuôi thí điểm cá tầm ở hồ Ngàn Trươi.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn cùng đoàn công tác cũng đã tới kiểm tra mô hình thí điểm nuôi cá tầm trên hồ Ngàn Trươi, huyện Vũ Quang.

Mô hình nuôi thí điểm cá tầm trên hồ Ngàn Trươi được triển khai từ tháng 8/2021 với quy mô 2 lồng, diện tích 50 m2. Thời điểm mới thả nuôi, mỗi con cá tầm trọng lượng bình quân 80 - 100gam và tới nay, trọng lượng cá đạt từ từ 1 - 1,5 kg/con.

Hiện nay, có một số đơn vị đang đề xuất với UBND tỉnh, UBND huyện Vũ Quang và Ban quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 4 về việc xin chủ trương nuôi cá tầm tại hồ Ngàn Trươi.

Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ vụ hè thu, sớm xây dựng phương án ứng phó thiên tai

Quá trình kiểm tra, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn yêu cầu huyện Đức Thọ và Vũ Quang tập trung chỉ đạo, đôn đốc, động viên bà con nông dân tập trung máy móc, nhân lực đẩy nhanh tiến độ gieo cấy, đảm bảo hoàn thành vụ hè thu theo đúng khung thời vụ đã ban hành.

Đối với công tác phòng chống thiên tai, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhìn nhận rằng do tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu nên tình hình thiên tai mưa bão được dự báo sẽ diễn biến phức tạp trong năm 2022, vì vậy, 2 địa phương phải xây dựng cụ thể phương án ứng phó tới từng hộ dân; thường xuyên kiểm tra, giám sát và có phương án bảo vệ công trình xung yếu trước mùa mưa lũ; ưu tiên nguồn lực xử lý dứt điểm các công trình khắc phục hậu quả thiên tai trước mùa mưa bão 2022.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn cũng yêu cầu Sở NN&PTNT phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan có đánh giá về mô hình nuôi cá tầm để báo cáo UBND tỉnh xem xét.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.