Thăm chiến tích “Hầm Nghiêng” trên đỉnh Hoành Sơn

(Baohatinh.vn) - Trên đỉnh Hoành Sơn ở xã Kỳ Nam (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có một chứng tích chiến tranh đặc biệt mang tên “Hầm Nghiêng”. Nơi đây ghi dấu sự hy sinh anh dũng của những cán bộ, chiến sỹ Trạm Radar 535 (Trung đoàn 351, Vùng 3 Hải quân).

Thăm chiến tích “Hầm Nghiêng” trên đỉnh Hoành Sơn

Bia ghi lại chiến tích “Hầm Nghiêng” được đặt trang trọng ngay lối vào.

Thăm chiến tích “Hầm Nghiêng” trên đỉnh Hoành Sơn

Chiến tích “Hầm Nghiêng” (hay còn gọi là hầm R1) nằm trên đỉnh núi Hoành Sơn, trong khuôn viên của Trạm Radar 535 (trước đây thuộc Đại đội Phòng không 24 - Hải quân). Trong ảnh: Thiếu tá Nguyễn Ngọc Thạch - Chính trị viên Trạm Radar 535 giới thiệu về chiến tích "Hầm Nghiêng".

Thăm chiến tích “Hầm Nghiêng” trên đỉnh Hoành Sơn

"Hầm Nghiêng” được xây dựng từ năm 1960 với nguyên liệu chính là bê tông, sắt thép, kết cấu chắc chắn. Hầm nằm trên đỉnh núi ở khu vực giáp ranh giữa tỉnh Hà Tĩnh - Quảng Bình, có chức năng là hầm chứa máy, phát sóng radar phục vụ chiến đấu cho lực lượng quân đội của ta.

Thăm chiến tích “Hầm Nghiêng” trên đỉnh Hoành Sơn

Trạm Radar 535 với nhiệm vụ nhiệm vụ quan sát, nắm bắt, theo dõi các phương tiện trên biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng trong khu vực được phân công phụ trách... đã trở thành điểm đánh phá của đế quốc Mỹ, nhằm phá hoại hệ thống radar của quân ta. Trong ảnh: Thiếu tá Nguyễn Ngọc Thạch bên mảnh bom tàn phá của quân địch lên căn hầm trú ẩn của chiến sĩ tại Trạm Radar 535.

Thăm chiến tích “Hầm Nghiêng” trên đỉnh Hoành Sơn

Vào hồi 14h30 ngày 22/3/1965, lần đầu tiên đế quốc Mỹ sử dụng không quân để đánh phá trận địa Trạm Radar 535...

Thăm chiến tích “Hầm Nghiêng” trên đỉnh Hoành Sơn

Cán bộ, chiến sỹ của trạm đã phối hợp với Đại đội 24 Hải quân và lực lượng phòng không nhân dân kiên cường đánh trả, bảo vệ an toàn trận địa, duy trì đài radar để tiếp tục phát sóng phục vụ chiến đấu. Trong ảnh: Mảnh bom còn sót lại sau trận càn quét của địch vào hầm trú ẩn của chiến sĩ Trạm Radar 535.

Thăm chiến tích “Hầm Nghiêng” trên đỉnh Hoành Sơn

Trong trận chiến này, bom đạn Mỹ đã đánh sập nhà chỉ huy, nhà ở của bộ đội. 3 chiến sỹ của trạm đã anh dũng hy sinh khi chiến đấu và bám trụ tại căn hầm R1...

Thăm chiến tích “Hầm Nghiêng” trên đỉnh Hoành Sơn

Đó là các liệt sỹ: Đỗ Văn Hoạt (SN 1932, quê Ý Yên - Nam Định), Lê Văn Khâm (SN 1942, quê Quảng Trạch - Quảng Bình), Dương Văn Tường (SN 1944, quê Kỳ Anh - Hà Tĩnh). Trong ảnh: Tàn tích căn hầm bị phá huỷ.

Thăm chiến tích “Hầm Nghiêng” trên đỉnh Hoành Sơn

Với dã tâm quyết san phẳng trạm radar, vào hồi 12h trưa ngày 26/3/1965, đế quốc Mỹ tiếp tục sử dụng 6 máy bay điên cuồng đánh phá trận địa của trạm. Sau 5 giờ chiến đấu mưu trí và dũng cảm, cán bộ, chiến sỹ của trạm và Đại đội 24 Hải quân đã bắn rơi 3 chiếc máy máy bay của địch... Trong ảnh: Thiếu tá Nguyễn Ngọc Thạch giới thiệu bên trong khu "Hầm Nghiêng".

Thăm chiến tích “Hầm Nghiêng” trên đỉnh Hoành Sơn

Tuy nhiên, hầm máy R1 trúng bom, bị phá hủy một phần kết cấu và nghiêng, từ đó, địa điểm này được gọi là chiến tích “Hầm Nghiêng”. Trong ảnh: Bên ngoài của căn hầm còn lưu lại nhiều vết tích của chiến tranh.

Thăm chiến tích “Hầm Nghiêng” trên đỉnh Hoành Sơn

Sau những trận đánh đó, Trạm Radar 535 nhiều lần trở thành địa điểm “càn quét” của không quân Mỹ. Ngày 19/12/1968, liệt sỹ Lê Văn Thanh (SN 1944, quê Bố Trạch - Quảng Bình) đã hy sinh trên đường vận chuyển hậu cần cho đơn vị. Như vậy, đã có 4 cán bộ, chiến sỹ của trạm hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Thăm chiến tích “Hầm Nghiêng” trên đỉnh Hoành Sơn

Với những chiến công oanh liệt, Trạm Radar 535 vinh dự được nhà nước tuyên dương danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” ngày 25/8/1970. Trong ảnh: Bia ghi danh các liệt sĩ hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ tại Trạm Radar 535.

Thăm chiến tích “Hầm Nghiêng” trên đỉnh Hoành Sơn

Để ghi nhớ và gìn giữ dấu tích về những chiến công anh dũng của thế hệ cha anh, cán bộ, chiến sỹ Trạm Radar 535 đã đóng góp 400 ngày công xây dựng khuôn viên chiến tích “Hầm Nghiêng” với các hạng mục như: bia đá khắc ghi các sự kiện lịch sử, chiến công của trạm; bia thờ 4 liệt sỹ đã dũng hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ; mái tôn; đường dẫn... Công trình được khánh thành ngày 22/12/2020 như một lời tri ân đối với những đóng góp, hy sinh của các chiến sỹ đã hy sinh để bảo vệ Tổ quốc.

Chủ đề Du lịch Hà Tĩnh

Chủ đề QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN

Đọc thêm

 Soi đèn đi nhặt "lộc biển"

Soi đèn đi nhặt "lộc biển"

Khi màn đêm buông xuống, thủy triều bắt đầu rút sâu, hàng trăm người dân đã đổ về bãi biển Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) để nhặt "lộc biển" dạt kín bờ.
"Viên ngọc xanh" giữa vùng thượng Kỳ Anh

"Viên ngọc xanh" giữa vùng thượng Kỳ Anh

Ẩn mình giữa những dãy núi, đồi chè Nam Sơn như một "viên ngọc xanh" lấp lánh giữa khung cảnh thiên nhiên thanh bình của miền quê nông thôn mới Kỳ Trung (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh).
Thanh bình xóm đạo miền núi Vũ Quang

Thanh bình xóm đạo miền núi Vũ Quang

Đoàn kết, chung sức đồng lòng cùng các cấp, người dân thôn giáo toàn tòng (thôn 7, xã Quang Thọ, Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã cùng nhau xây dựng một miền quê thanh bình, đáng sống.
Những người đam mê khởi nghiệp du lịch ở Hà Tĩnh

Những người đam mê khởi nghiệp du lịch ở Hà Tĩnh

Đón nhận “luồng gió mới” từ những chủ trương chính sách của các cấp, ngành trong phát triển du lịch, gần đây, nhiều cá nhân ở Hà Tĩnh đã mạnh dạn xây dựng nhiều mô hình, sản phẩm hấp dẫn, góp phần thu hút du khách.
Chuyên gia sẵn sàng giúp Hà Tĩnh xây dựng khu bảo tồn chim hoang dã

Chuyên gia sẵn sàng giúp Hà Tĩnh xây dựng khu bảo tồn chim hoang dã

“Tôi có thể hiểu được tiếng các loài chim và đã hỗ trợ xây dựng được hơn 20 mô hình bảo tồn chim trời với hàng chục loài, tạo nên những mô hình du lịch sinh thái nổi tiếng thu hút du khách. Tôi mong muốn giúp Hà Tĩnh xây dựng mô hình này”, ông Lê Danh Cương chia sẻ.