Thành lập 2 đoàn kiểm tra việc quảng cáo, SXKD thực phẩm chức năng

Đoàn kiểm tra số 1 tiến hành kiểm tra từ tháng 9 đến tháng 10/2017 về hoạt động quảng cáo trên các trang thông tin điện tử, trong khi đó, đoàn kiểm tra số 2 tiến hành kiểm tra từ tháng 10 đến tháng 12/2017 về hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng.

thanh lap 2 doan kiem tra viec quang cao sxkd thuc pham chuc nang

Hoạt động quảng cáo, sản xuất và kinh doanh TPCN sẽ bị kiểm tra chặt từ nay đến tháng 12/2017.

Bộ Y tế vừa ban hành Kế hoạch về việc kiểm tra hoạt động quảng cáo và sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng.

Theo đó, tại Trung ương sẽ thành lập 2 Đoàn kiểm tra theo chuyên đề.

Đoàn kiểm tra số 1 tiến hành kiểm tra từ tháng 9 đến tháng 10/2017 về hoạt động quảng cáo trên các trang thông tin điện tử. Đoàn do Cục An toàn thực phẩm chủ trì phối hợp với Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử.

Cục An toàn thực phẩm phối hợp với Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử lựa chọn 30 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng có sản phẩm quảng cáo trên các trang thông tin điện tử để lập danh sách kiểm tra.

Đoàn kiểm tra số 2 tiến hành kiểm tra từ tháng 10 đến tháng 12/2017 về hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng. Cục An toàn thực phẩm phối hợp với C49 (Bộ Công an), Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia, Viện Y tế Công cộng Thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh quảng cáo thực phẩm chức năng tại Long An và Hà Nội.

Tại địa phương, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các tỉnh, thành phố tham mưu cho Sở Y tế tỉnh, thành phố phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng trên địa bàn quản lý.

Theo Bộ Y tế, mục đích của kế hoạch kiểm tra lần này là nhằm tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở các cấp, thông qua hoạt động kiểm tra kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về quảng cáo và sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng.

Đồng thời, đánh giá việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm chức năng theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, thông qua hoạt động kiểm tra, các đoàn liên ngành sẽ tuyên truyền, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật về quảng cáo, sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

Đối tượng kiểm tra tập trung vào các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm chức năng, chú trọng các cơ sở có dấu hiệu vi phạm về quảng cáo trên các trang Thông tin điện tử; các tổ chức, cá nhân phát hành quảng cáo.

Bộ Y tế giao Cục An toàn thực phẩm chủ trì phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông, các Viện kiểm nghiệm triển khai kế hoạch này; theo dõi, tổng hợp kết quả thực hiện kiểm tra hoạt động quảng cáo và sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo quy định.

Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia, Viện Y tế Công cộng Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Cục An toàn thực phẩm tiến hành kiểm tra, lấy mẫu theo quy định phục vụ thanh tra, kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thực phẩm chức năng là một ngành công nghiệp đang phát triển nhanh tại Việt Nam thời gian qua. Cách đây 10 năm, cả nước chỉ có 13 cơ sở sản xuất với 63 sản phẩm TPCN thì tính đến năm 2016, cả nước đã có gần 4.000 doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu TPCN, với hơn 20.000 sản phẩm đã được công bố.

Hiện nay, trong các vi phạm về hoạt động kinh doanh thực phẩm chức năng, quảng cáo là vi phạm thường gặp nhất. TPCN không phải là thuốc nên không có tác dụng chữa bệnh mà chỉ hỗ trợ điều trị bệnh. Thế nhưng, phần lớn quảng cáo TPCN lại mập mờ như thuốc, thậm chí coi là thuốc trị bệnh, công dụng sản phẩm bị thổi phồng quá mức và giá bị đẩy lên cao hàng chục đến cả trăm lần giá trị thật.

Theo Thế Hải/Báo Đầu tư

Đọc thêm

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.