Thế giới hứng chịu cùng lúc nhiều thiên tai vào cuối thế kỷ 21

Đến cuối thế kỷ 21 này, nhiều nơi trên thế giới có thể phải hứng chịu cùng lúc một loạt thảm họa thiên tai, từ những đợt nắng nóng, cháy rừng tới những cơn mưa phù sa và những trận bão lớn.

Thế giới hứng chịu cùng lúc nhiều thiên tai vào cuối thế kỷ 21

Cảnh khô hạn tại Duri, New South Wales, Australia. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu sinh vật biển, thuộc Đại học Hawaii đã đưa ra cảnh báo trên trong một nghiên cứu, nhằm gióng thêm hồi chuông cảnh báo về hậu quả tiêu cực của tình trạng biến đổi khí hậu.

Trong nghiên cứu này, ông Erik Franklin - một trong những tác giả chính, nhấn mạnh nhiều thảm họa thiên tai đang xảy ra và sẽ tiếp diễn với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Chính lượng khí thải CO2, khí mêtan và các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính khác tràn ngập trong không khí là yếu tố kích thích sản sinh ra "các lực lượng đe dọa sự sống."

Bắt đầu từ nhiệt độ tăng cao, hiện tượng này dẫn đến tình trạng khô hạn, nắng nóng và cháy rừng thảm khốc, như vụ cháy rừng hơn 10 ngày qua tại bang California, Mỹ. Trong khi đó, ở những khu vực ẩm ướt hơn, hậu quả của hiện tượng biến đổi khí hậu là mưa lớn và lũ lụt. Đối với thế giới đại dương, tình trạng biến đổi khí hậu tạo ra nhiều siêu bão lớn hơn mà sức hủy diệt của những cơn bão này gia tăng là do mực nước biển tăng cao.

Cụ thể, nghiên cứu khẳng định nếu tình trạng ô nhiễm không khí vẫn giữ ở mức hiện nay, thành phố New York (Mỹ) sẽ phải hứng chịu bốn thảm họa thiên tai cùng lúc, trong đó có mưa to, mực nước biển dâng và bão gia tăng.

Trong khi đó, thành phố Sydney (Australia) và Los Angeles (Mỹ) có thể phải ứng phó cùng lúc ba thảm họa thiên tai, còn thủ đô Mexico City của Mexico có thể ứng phó với bốn thảm họa, và Brazil có nguy cơ hứng chịu năm thảm họa thiên tai.

Nghiên cứu kết luận rằng những hậu quả nặng nề của thảm họa thiên tai chồng chất đối với những nước giàu và nghèo là như nhau và những khu vực nằm ở vùng biển nhiệt đới sẽ là "nạn nhân" hứng chịu hậu quả nặng nề nhất của thảm họa thiên tai.

Để đưa ra những nhận định trên, nhóm nghiên cứu của tác giả Mora và các cộng sự đã thu thập dữ liệu từ hàng nghìn nghiên cứu phân tích 10 tác động của tình trạng biến đổi khí hậu gồm cháy rừng, lũ lụt, mưa bão, mực nước biển dâng cao, biến đổi trong sử dụng đất, tình trạng axít hóa trong lòng đại dương, giông bão, tình trạng nóng lên, hạn hán và nguồn cung nước sạch./.

Theo TTXVN

Đọc thêm

Truyện cười: Vé số

Truyện cười: Vé số

Một bà vợ hay ngoại tình, mỗi lần như vậy bà ta nói với chồng: “Em trúng xổ số nên hôm nay nhà mình ăn tươi”. 
Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Khi Lionel Messi đăng đàn phản ứng với phát biểu của Eric Abidal, thành viên BLĐ Barcelona, đó như giọt nước mắt của một thằng hề.
Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Với quan điểm “chống dịch như chống giặc”, các địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung triển khai nhiều biện pháp tích cực nhằm chủ động phòng ngừa và đối phó với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

Từ ngày 4/2, Bệnh viện Đa khoa Nghi Xuân mở thêm Phòng khám Nhi khoa do các bác sỹ đến từ Bệnh viện Nhi trung ương đảm nhận. Đây là một trong những nội dung thuộc dự án “Đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhi khoa ban đầu" tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Xuân gian đoạn 2019 – 2021.
5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

Sau khi đã qua 30 ngày có dịch tả lợn châu Phi (tính đến đầu tháng 12/2019), gần đây trên địa bàn Hà Tĩnh, dịch bệnh lại tái phát tại 5 xã thuộc 3 huyện, buộc phải tiêu hủy 58 con lợn ốm chết.