Thêm 8.616 ca mắc COVID-19, nhiều nhất là TP Hồ Chí Minh và An Giang

Bản tin dịch COVID-19 ngày 15/11 của Bộ Y tế cho biết có thêm 8.616 ca mắc COVID-19 tại 57 tỉnh, thành phố. Trong ngày có 1.205 ca khỏi; 101 bệnh nhân tử vong

Thông tin về ca mắc mới COVID-19

Tính từ 16h ngày 14/11 đến 16h ngày 15/11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 8.616 ca nhiễm mới, trong đó 13 ca nhập cảnh và 8.603 ca ghi nhận trong nước (tăng 440 ca so với ngày trước đó) tại 57 tỉnh, thành phố (có 3.950 ca trong cộng đồng).

- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP HCM (1.165), An Giang (660), Bình Dương (616), Tây Ninh (579), Đồng Nai (558), Tiền Giang (500), Đồng Tháp (383), Bình Thuận (342), Kiên Giang (329), Sóc Trăng (305), Bạc Liêu (298), Vĩnh Long (289), Hà Nội (239), Cà Mau (215), Bình Phước (187), Trà Vinh (179), Bà Rịa - Vũng Tàu (178), Long An (136), Cần Thơ (125), Hà Giang (117), Khánh Hòa (111), Thái Bình (92), Bến Tre (90), Hậu Giang (87), Thừa Thiên Huế (81), Bắc Ninh (70), Lâm Đồng (68), Bình Định (55), Đắk Nông (51), Hải Dương (45), Quảng Nam (41), Ninh Thuận (39), Bắc Giang (38), Tuyên Quang (35), Quảng Ngãi (31), Gia Lai (25), Hà Tĩnh (24), Phú Yên (24), Quảng Ninh (23), Hưng Yên (22), Thanh Hóa (21), Hà Nam (19), Ninh Bình (17), Phú Thọ (17), Đà Nẵng (13), Quảng Bình (12), Điện Biên (11), Nam Định (10), Lạng Sơn (9), Vĩnh Phúc (8 ), Hải Phòng (5), Kon Tum (4), Thái Nguyên (1), Hòa Bình (1), Yên Bái (1), Bắc Kạn (1), Cao Bằng (1).

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Đồng Nai (-116), Khánh Hòa (-98), Thái Bình (-42).

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Tây Ninh (+247), Tiền Giang (+226), TP. Hồ Chí Minh (+180).

- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 8.341 ca/ngày.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.035.138 ca nhiễm, đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 151/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 10.506 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.030.096 ca, trong đó có 861.699 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Có 3 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Yên Bái, Bắc Kạn, Cao Bằng.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (448.593), Bình Dương (244.113), Đồng Nai (78.631), Long An (36.672), Tiền Giang (21.280).

Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 1.205

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 864.516

2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.950 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 2.718

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 739

- Thở máy không xâm lấn: 112

- Thở máy xâm lấn: 368

- ECMO: 13

3. Số bệnh nhân tử vong:

- Từ 17h30 ngày 14/11 đến 17h30 ngày 15/11 ghi nhận 101 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (45), An Giang (10), Bình Dương (9), Long An (7), Tiền Giang (6), Kiên Giang (6), Đồng Nai (3), Tây Ninh (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (2), Đồng Tháp (2), Cần Thơ (4), Bạc Liêu (2), Ninh Thuận (2), Đắk Lắk (1).

- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 84 ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 23.183 ca, chiếm tỷ lệ 2,2% so với tổng số ca nhiễm.

- So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tình hình xét nghiệm

- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 155.898 xét nghiệm cho 199.650 lượt người.

- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 24.186.178 mẫu cho 64.476.029 lượt người.

Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19

Trong ngày 14/11 có 849.150 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 99.751.224 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 64.467.940 liều, tiêm mũi 2 là 35.283.284 liều.

Trên thế giới

- Cả thế giới có 252.785.847 ca nhiễm, trong đó 228.692.780 ca khỏi bệnh; 5.098.391 ca tử vong và 18.994.676 ca đang điều trị (77.419 ca diễn biến nặng).

- Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 115.775 ca, tử vong tăng 2.620 ca.

- Châu Âu tăng 96.809 ca; Bắc Mỹ tăng 944 ca; Nam Mỹ tăng 373 ca; châu Á tăng 15.739 ca; châu Phi tăng 622 ca; châu Đại Dương tăng 1.288 ca.

- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 8.990 ca, trong đó: Indonesia tăng 221 ca, Thái Lan tăng 6.343 ca, Philippines tăng 1.547 ca, Campuchia tăng 52 ca, Lào tăng 826 ca, Đông Timor tăng 1 ca.

Những hoạt động của ngành y tế trong ngày

- Báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 về kế hoạch phân bổ vaccine tháng 11 năm 2021.

- Chỉ đạo Ngành Y tế địa phương tăng cường, chủ động giám sát, xét nghiệm các trường hợp có nguy cơ cao, nhất là những người về từ các địa bàn dịch cấp độ 3, 4; các trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh; tổ chức cách ly, theo dõi sức khỏe phù hợp và xử lý kịp thời các ổ dịch COVID-19 theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.

- TP HCM: Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi bắt đầu từ ngày 27/10/2021, mở đầu chiến dịch là Quận 1 và huyện Củ Chi và kết thúc ngày 08/11/2021. Qua đợt 1 của chiến dịch tiêm chủng cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi, Thành phố đã tổ chức tiêm cho 651.468 trẻ, đạt tỷ lệ 92.8%, trong đó bao gồm 576.785 trẻ đi học và 74.683 trẻ không đi học.

Dự kiến ngày 22/11/2021, thành phố sẽ triển khai tiêm cho trẻ từ 12-17 tuồi đợt 2, thực hiện tiêm mũi 2 cho trẻ đã tiêm mũi 1 đủ thời gian.

- TP. Hà Nội: 10/10 phường ở quận Nam Từ Liêm cho phép F1 cách ly tại nhà; tại quận Hà Đông, 4 nhóm đối tượng đủ điều kiện cũng được cách ly tại nhà.

Tới đây, Hà Nội sẽ không đưa F0 không triệu chứng vào bệnh viện điều trị tập trung mà sẽ thành lập trạm y tế lưu động.

Theo SK&ĐS

Đọc thêm

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.