Thiếu giống chất lượng, nguy cơ tăng diện tích ruộng bỏ hoang!

(Baohatinh.vn) - Sản xuất hè thu 2017 đang bước vào giai đoạn tập trung cao. Trong khi thời vụ khá thuận, nguồn nước tưới đầu vụ dồi dào... thì nguy cơ tăng diện tích bỏ hoang đang hiện hữu do ngành nông nghiệp và người nông dân Hà Tĩnh vừa trải qua “cú sốc” dịch bệnh vì giống lúa.

thieu giong chat luong nguy co tang dien tich ruong bo hoang

Sản xuất hè thu đang bước vào giai đoạn tập trung cao.

“Khoảng trống” giống chất lượng…

Vụ hè thu này, cánh đồng mẫu 20 ha lúa Thiên ưu 8 của thôn Tân An (Cẩm Bình, Cẩm Xuyên) đã được thay thế bởi một loại giống khác. Mặc dù chiếm diện tích không lớn như nhiều địa phương khác, song sự thay đổi này cũng đủ nói lên được Thiên ưu 8 đã chính thức bị “đánh bật” ra khỏi niềm tin của nông dân.

Còn bà con nông dân Cẩm Huy (vụ xuân cơ cấu đến hơn 300 ha Thiên ưu 8 - chiếm 3/4 diện tích) cũng vội vàng tìm một loại giống mới cho đồng ruộng của mình trong vụ sản xuất hè thu. Ông Nguyễn Như Quỳnh - Phó Chủ tịch UBND xã cho hay: “2,5 tấn giống hỗ trợ thiệt hại vụ xuân đã chuyển thẳng cho bà con nông dân. Vụ này, xã chỉ tập trung 3 loại giống chính là VTNA2, Khang dân ĐB, Khang dân 18. Ngoài giống hỗ trợ thì xã giao hội nông dân hợp đồng mua để nông dân kịp thời sản xuất hè thu”.

Vào thời điểm này, các địa phương trên toàn tỉnh đang dồn lực cho gieo cấy hè thu. Một kịch bản cũ của giống VTNA2 ở vụ xuân 2013 lặp lại, cơ cấu bộ giống chủ lực của tỉnh đột ngột bị “khuyết” khi khung kế hoạch đã sẵn sàng. Thiên ưu 8 bị đẩy ra khỏi sự lựa chọn của người nông dân vào thời điểm “vượng” nhất.

thieu giong chat luong nguy co tang dien tich ruong bo hoang

Giống lúa N25 tiếp tục mở rộng sản xuất thử cho vụ hè thu 2017

Được biết, trước thời vụ xuống giống hè thu này, tỉnh đã cấp hỗ trợ bà con bị thiệt hại lúa vụ xuân 400 tấn giống để tránh tình trạng thiếu giống. Dẫu gì, sản xuất vẫn bị đảo lộn khi họ phải sử dụng một loại giống khác để thay thế. Hàng nghìn ha chuẩn bị cho những cánh đồng một giống chất lượng đành dừng lại.

Bộ giống lúa chủ lực được cơ cấu trong vụ hè thu chỉ còn lại: VTNA2, XM12, Khang dân 18, Khang dân ĐB, PC6, TH3-3, TH3-5, HT1, BT7, nếp 98, nếp 87. Trong số này có nhiều cái tên “thường thường bậc trung” và khá cũ; thậm chí có những giống đã có mặt trên 10 năm như: XM 12, Khang dân 18, Khang dân ĐB, HT1.

Một số giống lâu nay tỉnh đang tạo điều kiện để lọc tuyển bộ giống chất lượng như BQ, N25, OM4218 đã thể hiện những ưu việt nhất định, song vẫn ở giai đoạn sản xuất thử. Việc thiếu hụt giống mới, chất lượng cao trong bộ giống chủ lực sẽ là áp lực không nhỏ cho mục tiêu xây dựng 20.000 ha lúa hàng hóa, chất lượng, chiếm gần 50% diện tích lúa hè thu.

Lượng giống được cung ứng ra thị trường vụ hè thu 2017 là 900 tấn, trong đó, 400 tấn là nguồn hỗ trợ của tỉnh và 500 tấn do các công ty cung ứng. Lượng giống này chưa đáp ứng được 50% cho vụ sản xuất.

Đối mặt thực trạng ruộng bỏ hoang

Diện tích bỏ hoang vụ hè thu 2016 theo thống kê của ngành nông nghiệp là 120 ha nhưng con số thực tế không dừng lại ở đó. Tình trạng bỏ hoang diện tích trong vụ hè thu năm nay cũng đang là nỗi lo thường trực của lãnh đạo các địa phương.

thieu giong chat luong nguy co tang dien tich ruong bo hoang

Chuyển đổi cơ cấu sang cây trồng cạn vẫn là bài toán khó cho các địa phương.

Ông Nguyễn Quang Thọ - Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn cho biết: “Hương Sơn định hướng chuyển đổi 480 ha lúa sang cây thức ăn chăn nuôi, 2.300 ha rừng sản xuất, rừng trồng sang chè và cây ăn quả. Khó nhất vẫn là chuyển đổi từ lúa sang cây thức ăn chăn nuôi vì ruộng đất quá manh mún, nhỏ lẻ, nếu chia nhỏ ra ở các hộ thì hiệu quả sẽ không thể hiện rõ ràng so với làm lúa trước đây”.

Còn ở Đức Thọ, chủ trương tích tụ ruộng đất đã được thực hiện từ mấy năm nay, cùng với việc phân rõ các vùng sinh thái, vùng sản xuất thì huyện cũng kêu gọi, xúc tiến đầu tư vào cánh đồng lớn. Cái khó là sản xuất lúa gạo của tỉnh chưa có sự kết nối chuỗi lớn, diện tích chủ yếu vẫn ở trong tay nông dân.

“Đức Thọ đang có thực trạng “già hóa” lao động, cộng với giá trị sản xuất nông nghiệp không cao khiến cho tâm lý người nông dân là bỏ ruộng”, ông Võ Công Hàm - Bí thư Huyện ủy kiêm Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ thẳng thắn trong một hội nghị của tỉnh.

Ngay vụ hè thu này, cả vùng đất kéo dài suốt từ Thạch Khê, Thạch Đỉnh (Thạch Hà) rồi Mai Phụ, Thạch Mỹ (Lộc Hà),… đang bỏ hoang không ai cày cấy. Trên thực tế, người nông dân chỉ có thể chọn giải pháp hiệu quả nhất cho mình, còn năng lực tích tụ ruộng đất thì không phải ai cũng có đủ kinh tế, phương pháp quản trị như doanh nghiệp. Chỉ có điều, nhiều người cho rằng, các chính sách về thuê đất, chuyển nhượng còn “rối rắm”, cứng nhắc và chưa tạo được động lực cho nhà đầu tư nên đã kìm hãm quá trình tích tụ này.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.