Thủ tướng: Không để Covid-19 lan rộng tại Đà Nẵng và các địa phương

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, bằng mọi biện pháp không để virus lan rộng tại Đà Nẵng và các địa phương khác.

Sáng 27/7, chủ trì phiên họp Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh cần tập trung xử lý đối với 3 điểm lây nhiễm lớn ở Đà Nẵng là 3 bệnh viện: Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng.

Thủ tướng: Không để Covid-19 lan rộng tại Đà Nẵng và các địa phương

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên họp.

Thủ tướng đánh giá, sau khi phát hiện bệnh nhân đầu tiên, thành phố Đà Nẵng đã chủ động bao vây khoanh vùng ổ dịch; ngành Y tế đã tăng cường chuyên môn, cử cán bộ trực tiếp vào địa phương hỗ trợ xử lý; Quân khu 5 đã huy động bộ đội hóa học khử trùng nơi có bệnh nhân dương tính. Tỉnh Quảng Ngãi đã đưa bệnh nhân vào cách ly.

Đà Nẵng đã chủ động giãn cách một bước xã hội như không tụ tập quá 30 người; khuyến cáo hành khách rời Đà Nẵng. Các hãng hàng không đã chủ động tăng cường hàng chục chuyến bay đưa hành khách rời khỏi Đà Nẵng. Bộ Thông tin và truyền thông đã chủ động triển khai các biện pháp chuyên môn để truy vết. Bộ Công an đã tích cực xử lý vụ việc đưa người trái phép vào Việt Nam; Bộ Quốc phòng đã chủ động có biện pháp rà soát, tăng cường kiểm soát khu vực biên giới, cửa khẩu. Một số địa phương đã có biện pháp chủ động đảm bảo an toàn đối với người từ Đà Nẵng về.

Tuy nhiên, Thủ tướng nhận định, tình hình ngày càng phức tạp, không những số ca mắc Covid-19 tăng lên mà đã phát hiện ca nhiễm virus SARS-COV-2 tại Đà Nẵng là virus chủng mới du nhập vào Việt Nam với đặc điểm là khi người bệnh bị virus này xâm nhập thì tình trạng rất nặng, phải thở máy ngay.

Trước tình hình đó, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục đề cao cảnh giác với những biện pháp mạnh mẽ, không để bất ngờ xảy ra trên địa bàn cả nước; bằng mọi biện pháp không để virus lan rộng tại Đà Nẵng và các địa phương khác.

Thủ tướng cũng chỉ đạo Đảng bộ, chính quyền Thành phố Đà Nẵng phải coi việc triển khai các nhiệm vụ phòng chống dịch, nhất là thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ ở mức cao, là nhiệm vụ chính trị quan trọng. Bên cạnh đó, các tỉnh lân cận, miền Trung đều phải có biện pháp chủ động ứng phó. Hà Nội và TPHCM cũng phải có phương án cụ thể vì có thể khách du lịch từ hai Thành phố này đi nghỉ ở Đà Nẵng về đông.

Báo cáo tại cuộc họp, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, dịch có thể xuất hiện từ đầu tháng 7 và khả năng còn nhiều ca nhiễm khác. Dịch khởi phát trong cộng đồng với chủng virus SARS-CoV-2 chủng mới, nhưng chưa khẳng định được đến từ nước nào và có khả năng lây nhiễm cho người khác.

Bộ Y tế đã kích hoạt các biện pháp cao nhất với đội ngũ tinh nhuệ nhất để phòng, chống dịch. Bộ Y tế đề nghị Thành phố Đà Nẵng cần đẩy nhanh hơn các biện pháp, quyết liệt hơn, phối hợp truy được nguồn lây cộng đồng. Bộ cũng đề nghị đối với công dân đã đến và rời Đà Nẵng từ 1/7 đều cần được khai báo chính quyền địa phương và tự theo dõi, tự cách ly./.

Tin liên quan:
Theo VOV

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.