Thương binh “tàn nhưng không phế”

(Baohatinh.vn) - Trở về sau chiến tranh, ông Trần Lực (thôn Phong Giang, xã Tiên Điền, Nghi Xuân) mang trên mình hàng chục vết thương với tỉ lệ thương tật 85% (thương binh ¼). Mỗi khi trái gió trở trời, ông lại gồng mình chống chọi với những cơn đau. Nhưng người thương binh già đã gắng gượng vươn lên, trở thành tấm gương để mọi người học tập.

thuong binh tan nhung khong phe

Vợ chồng ông Trần Lực đang chăm sóc nấm.

Tháng 1/1970, từ Trưởng ban Y tế xã Tiên Điền, Trần Lực lên đường nhập ngũ sung vào Trung đoàn 66, Sư đoàn 10 (Tây Nguyên) khi vừa tròn 23 tuổi. Gần 5 năm cùng đồng đội chiến đấu trên các chiến trường ở Tây Nguyên, ông đã tham gia 24 trận đánh, 3 lần bị thương. Sau nhiều lần phẫu thuật, ông được chuyển về các trung tâm điều dưỡng thương binh ở Ba Vì (Hà Tây cũ), Thuận Thành (Bắc Ninh) và Trung tâm Điều dưỡng thương binh 4 (Nghệ An)... Năm 1986, mặc dù vết thương chưa ổn định nhưng do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, mẹ thường xuyên đau ốm, các con ở tuổi ăn học, thương vợ một mình tần tảo lo gánh nặng gia đình nên ông đã xin về.

Trở về với gia đình, các vết thương luôn hành hạ, nhất là khi thời tiết thay đổi. Nhưng sau mỗi cơn đau, người cựu binh già lại quyết chí vươn lên. Ông tìm đủ mọi nghề để có tiền nuôi các con ăn học. Và ông đã tìm cho mình công việc khá phù hợp với một thương binh nặng là bán thuốc chữa bệnh. Thế nhưng, các dịch vụ y tế ngày càng phát triển và người bệnh tìm đến ông ngày càng ít dần. Nghề bán thuốc không còn phù hợp, ông lại ra Hà Nội học kỹ thuật trồng nấm sò, nấm rơm; đến các trang trại nuôi lợn nít (lợn đen) ở Tân Kỳ, Quế Phong (Nghệ An) học kỹ thuật và lấy giống về nuôi. Sau một thời gian thí điểm thành công, ông mạnh dạn vay mượn bạn bè, người thân gần 300 triệu đồng đầu tư phát triển thành trang trại trồng nấm, nuôi lợn nít, gà cỏ, gà gô, ngan... thu lãi mỗi năm hàng trăm triệu đồng. Nhìn trang trại ngày càng phát triển, ít ai có thể nghĩ đó là sản phẩm của vợ chồng thương binh già.

Cùng với phát triển trang trại, ông mở rộng hình thức kinh doanh bằng cách “làm sạch” cho quê hương - một công việc mà người bình thường ít ai nghĩ đến. Bởi ở quê ông, bà con thường có thói quen vứt rác bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường. Nhìn những đống rác đầu ngõ các gia đình khiến ông luôn trăn trở. Từ đó, ông mạnh dạn đề xuất với cấp ủy, chính quyền xã xin thành lập HTX sản xuất, kinh doanh dịch vụ môi trường Hợp Lực với ngành nghề chủ yếu là thu gom rác thải, chăn nuôi lợn, gà, trồng nấm. Ý tưởng của ông đã được lãnh đạo xã đồng tình ủng hộ. Ông đã đầu tư hàng chục triệu đồng để mua xe chở rác, dụng cụ bảo hộ cho công nhân...

Về Tiên Điền, hỏi về thương binh Trần Lực ai ai cũng hết sức khâm phục. Chiến tranh không thể quật ngã được ông, bệnh tật cũng không thể làm ông khuất phục. Đó là bản lĩnh, nghị lực phi thường của những người thương binh “tàn nhưng không phế”.

Chủ đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Đọc thêm

Truyện cười: Vé số

Truyện cười: Vé số

Một bà vợ hay ngoại tình, mỗi lần như vậy bà ta nói với chồng: “Em trúng xổ số nên hôm nay nhà mình ăn tươi”. 
Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Khi Lionel Messi đăng đàn phản ứng với phát biểu của Eric Abidal, thành viên BLĐ Barcelona, đó như giọt nước mắt của một thằng hề.
Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Với quan điểm “chống dịch như chống giặc”, các địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung triển khai nhiều biện pháp tích cực nhằm chủ động phòng ngừa và đối phó với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

Từ ngày 4/2, Bệnh viện Đa khoa Nghi Xuân mở thêm Phòng khám Nhi khoa do các bác sỹ đến từ Bệnh viện Nhi trung ương đảm nhận. Đây là một trong những nội dung thuộc dự án “Đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhi khoa ban đầu" tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Xuân gian đoạn 2019 – 2021.
5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

Sau khi đã qua 30 ngày có dịch tả lợn châu Phi (tính đến đầu tháng 12/2019), gần đây trên địa bàn Hà Tĩnh, dịch bệnh lại tái phát tại 5 xã thuộc 3 huyện, buộc phải tiêu hủy 58 con lợn ốm chết.