“Tôi chọn làm bác sĩ cộng đồng”

(Baohatinh.vn) - “ Nếu nghề y chăm sóc tốt sức khỏe cho người dân từ cộng đồng thì sẽ giảm đáng kể số người bệnh nặng rồi mới đến bệnh viện để điều trị. Vì vậy, mặc dù phần lớn các bạn đều chọn con đường về làm bác sỹ điều trị nhưng mình đã lựa chọn làm bác sỹ cộng đồng.

“Tôi chọn làm bác sĩ cộng đồng”
“Tôi chọn làm bác sĩ cộng đồng”

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghề y, từ nhỏ, cậu bé Nguyễn Lương Tâm đã được người cha của mình gửi gắm tâm nguyện ngay chính từ cái tên do ông đặt: Nguyễn Lương Tâm. Với cái tên này, ông thiết tha mong muốn, sau này con trai mình lớn lên sẽ nối nghiệp nghề y và cái nghề phải lấy lương tâm soi sáng. Và bác sỹ, Tiến sỹ Nguyễn Lương Tâm - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Tĩnh đã đi trọn con đường đam mê, cống hiến với nghề từ niềm mong mỏi của bậc sinh thành.

Bác sỹ Nguyễn Lương Tâm nhớ lại: “Làm sinh viên y khoa, được đi nhiều bệnh viện, chứng kiến người bệnh đau đớn, khổ sở, lại thêm gánh nặng kinh tế nên mình đã nghĩ nhiều về hệ thống y tế công cộng, cộng đồng. Nếu nghề y chăm sóc tốt sức khỏe cho người dân từ cộng đồng thì sẽ giảm đáng kể số người bệnh nặng rồi mới đến bệnh viện để điều trị. Vì vậy, mặc dù phần lớn các bạn đều chọn con đường về làm bác sỹ điều trị nhưng mình đã lựa chọn làm bác sỹ cộng đồng ngay từ thời điểm này”.

“Tôi chọn làm bác sĩ cộng đồng”

Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh Nguyễn Lương Tâm kiểm tra hệ thống thiết bị máy móc phục vụ công tác y tế dự phòng. Ảnh: Huy Tùng

Tốt nghiệp Đại học Y khoa, cũng từ mong muốn của cha, anh trở về Hà Tĩnh công tác. Tháng 10/1995, bác sỹ Nguyễn Lương Tâm chính thức nhận công tác tại Trung tâm Y tế dự phòng (YTDP) Hà Tĩnh, sau đó được phân công về Khoa Dịch tễ.

Như “cá gặp nước”, đúng với sở trường, nguyện vọng, anh nhanh chóng phát huy được lợi thế của mình trong thực hiện nhiệm vụ. Cùng với thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, anh năng nổ trong hoạt động đoàn, gắn các hoạt động tuổi trẻ ngành y hướng về y tế cộng đồng. Những năm tháng này, lĩnh vực YTDP chưa mấy được quan tâm nên tình hình dịch bệnh còn rất phức tạp, nhiều dịch bệnh bùng phát đe dọa sức khỏe cộng đồng, tính mạng người dân.

“Tôi chọn làm bác sĩ cộng đồng”

Như năm 1997, 1998, dịch sốt xuất huyết bùng phát ở nhiều địa phương, Hà Tĩnh có đến 13.500 trường hợp mắc, trong đó 13 trường hợp tử vong. Với nhiệt huyết tuổi trẻ và vai trò là người cán bộ chuyên môn, người làm công tác đoàn, Nguyễn Lương Tâm đã manh nha thành lập các đội công tác xã hội, huy động tuổi trẻ ngành y về cơ sở giúp đỡ, hướng dẫn bà con phòng bệnh. Đây cũng chính là tiền thân của các đội cơ động phòng chống bệnh dịch sau này. Riêng bản thân anh đã về tại xã Kỳ Lợi (lúc đó đang thuộc huyện Kỳ Anh) - một trong những ổ dịch nguy hiểm, bám trụ hàng tháng, dựng trạm y tế dã chiến, cách ly người bệnh để điều trị; cùng dân làm chiến dịch vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh…

“Từ những lần sống cùng cơ sở trong “điểm nóng” bệnh dịch như thế này, mình lại càng thấm thía thêm về sự cần thiết và cấp bách của các hoạt động phòng bệnh. Phòng bệnh mới là điều quan trọng nhất trong bảo vệ sức khỏe cho người dân” - bác sỹ Nguyễn Lương Tâm chia sẻ.

“Tôi chọn làm bác sĩ cộng đồng”

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh kịp thời triển khai công tác phòng,chống dịch bệnh tại các địa phương, góp phần bảo vệ sức khỏe người dân. Ảnh: Tuấn Dũng

Thêm một bước nhận thức, càng thêm tha thiết với nghề. Bởi thế nên dù ở cương vị nào, Nguyễn Lương Tâm đều luôn nỗ lực xây dựng mạng lưới y tế công cộng, từng bước đáp ứng yêu cầu phòng bệnh cho người dân. Từ khi còn là thư ký chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR), anh đã góp sức thiết lập hệ thống kiểm soát TCMR đến 262 xã, phường; giữ tỷ lệ TCMR hàng năm tại Hà Tĩnh đứng top đầu trong toàn quốc. Trong các trận lũ lụt, lũ quét nhiều năm trước đây ở Hà Tĩnh, hệ thống YTDP luôn vào cuộc một cách chủ động và đầy kinh nghiệm, sát cánh với người dân, vì vậy không có bệnh dịch xảy ra.

Bác sỹ, Tiến sỹ Nguyễn Lương Tâm chia sẻ: Thực tế cho thấy, nhờ tiêm chủng vắc-xin đã làm giảm đáng kể tỷ lệ người mắc và chết của nhiều bệnh lây nhiễm, nhiễm trùng cũng như tiết kiệm chi phí trong điều trị và giảm chi phí chăm sóc đối với gia đình.

“Tôi chọn làm bác sĩ cộng đồng”

Xét nghiệm xác định kháng thể IgM của Leptospira trong huyết thanh bàng kỹ thuật Elisa tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tạt tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh: Tuấn Dũng

Tuy nhiên, để dự phòng bệnh tật có hiệu quả, cần có sự kết hợp lồng ghép các chiến lược can thiệp liên quan với nhiều yếu tố nguy cơ và bệnh tật, thay đổi hành vi, lối sống của cộng đồng, với sự tham gia liên ngành, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, chính trị, KT-XH, doanh nghiệp, bao gồm Nhà nước và tư nhân.

“Tôi chọn làm bác sĩ cộng đồng”

Lợi thế lớn của công tác YTDP Hà Tĩnh trong giai đoạn mới đó là Trung tâm CDC vừa được thành lập trên cơ sở sáp nhập 6 đơn vị cấp II cùng lĩnh vực YTDP của Sở Y tế, tập hợp được nguồn lực lớn. Tuy nhiên, để Trung tâm triển khai nhiệm vụ hiệu quả, cốt lõi vẫn phải bắt đầu từ công tác cán bộ. “Với vai trò là “người thuyền trưởng” của Trung tâm CDC, tôi sẽ cố gắng xây dựng môi trường làm việc mà ở đó người cán bộ được cống hiến, được rèn luyện và được ghi nhận, tạo được sức mạnh từ khối đại đoàn kết, tạo được các dịch vụ y tế tốt nhất đáp ứng yêu cầu YTDP trong giai đoạn mới đúng với phương châm hành động mà Trung tâm đã đưa ra: “Chúng tôi nói, chúng tôi làm và chúng tôi hành động” - Giám đốc Nguyễn Lương Tâm chia sẻ.

Ảnh: huy tùng - tuấn dũng

thiết kế: huy tùng

Chủ đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Đọc thêm

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.