Nhiều trang trại lợn nái ở Hà Tĩnh đang dư thừa lượng lớn con giống, phải “đau đầu” xoay xở chi phí sản xuất, đồng thời cũng đối mặt với thực trạng thiếu hạ tầng chăn nuôi.
Nhằm ứng phó với nắng nóng kéo dài, bảo vệ an toàn cho đàn vật nuôi, người chăn nuôi ở Hà Tĩnh đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp chống nắng nóng, tránh gây thiệt hại về kinh tế và các nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
Giá lợn hơi ở Hà Tĩnh hiện còn khoảng 41.000 đồng/kg kéo theo khó khăn trong tiêu thụ lợn giống. Các trại nái sinh sản trên địa bàn buộc phải loại thải những con nái kém chất lượng và giảm phối giống để bớt thua lỗ.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải yêu cầu các địa phương của Hà Tĩnh đôn đốc, hỗ trợ bà con thu hoạch những diện tích lúa hè thu còn lại; bố trí lực lượng, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ” để ứng phó kịp thời, hiệu quả với mưa bão.
Những ngày gần đây, giá thịt lợn hơi tại Hà Tĩnh liên tục tăng cao, lên 94.000 – 96.000 đồng/kg - mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, nhiều cơ sở chăn nuôi trên địa bàn không còn lợn để bán ở thời điểm “trúng đậm” này.
Sau lời kêu gọi giảm giá của Thủ tướng Chính phủ, vào tuần đầu tiên của tháng 4/2020, giá thịt lợn hơi trên địa bàn Hà Tĩnh đã giảm xuống dưới 75.000 đồng/kg. Tuy nhiên, trong hơn một tuần trở lại đây, do nguồn cung hạn chế, giá lợn hơi đã quay đầu tăng lên mức giá 90.000 đồng/kg.
Thời điểm hiện tại, người chăn nuôi lợn tại Hà Tĩnh đã bắt đầu tái đàn để khôi phục sản xuất sau dịch tả lợn châu Phi. Tuy nhiên, ngành chuyên môn khuyến cáo người dân cần kiểm soát chặt chẽ, thận trọng quá trình tái đàn và phải tuân thủ quy trình chăn nuôi khoa học.
Mặc cho “bão" dịch tả lợn châu Phi ồ ạt "tấn công" nhiều địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh, giá lợn hơi hiện vẫn liên tục tăng và đạt mốc cao nhất trong 2 tháng qua. Được giá, nhiều trang trại hiện đang xuất bán và thu lãi lớn.
Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) trên địa bàn Hà Tĩnh đang đứng trước nguy cơ bùng phát diện rộng. Thời điểm này, đáng lo nhất là các trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn nếu “dính” bệnh thì thiệt hại hết sức nặng nề, ảnh hưởng rất lớn đến lĩnh vực chăn nuôi của tỉnh.