Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện: Nỗi niềm “con chung”!

(Baohatinh.vn) - Hà Tĩnh hiện có 13 trung tâm bồi dưỡng chính trị (TTBDCT) huyện, thành phố, thị xã. Thời gian qua, các trung tâm đã nỗ lực nâng cao chất lượng toàn diện đáp ứng yêu cầu tình hình mới, nhưng vẫn còn không ít khó khăn, bất cập.

Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện: Nỗi niềm “con chung”!

Các TTBDCT cấp huyện ở Hà Tĩnh đang gặp không ít khó khăn trong quá trình hoạt động

Nỗi niềm “con chung”

Theo Quyết định số 185-QĐ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của TTBDCT cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, TTBDCT cấp huyện là đơn vị sự nghiệp trực thuộc cấp ủy và UBND cấp huyện, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của ban thường vụ cấp ủy cấp huyện.

Huyện ủy chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, cán bộ, nhân sự, nội dung công việc. UBND huyện quản lý về kinh phí ngân sách và cơ sở vật chất. Ngoài ra, TTBDCT cấp huyện thực hiện hướng dẫn, chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị. Và khi mở lớp trung cấp lý luận chính trị, lớp quản lý ngạch chuyên viên thì trung tâm lại phối hợp với Trường Chính trị Trần Phú. Với cách vận hành như hiện nay, có thể ví TTBDCT cấp huyện như “1 con 3 cha”.

Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện: Nỗi niềm “con chung”!

Lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên do UBND huyện Thạch Hà (cơ quan chủ quản của TTBDCT huyện) phối hợp với Trường Chính trị Trần Phú tổ chức.

Ông Từ Bá Thảo - Phó Giám đốc TTBDCT huyện Thạch Hà cho biết: “Những bất cập đó đã dẫn đến sự chồng chéo, mâu thuẫn trong cơ chế hoạt động, xác định cơ quan chủ quản, sử dụng con dấu và thể thức văn bản khi hoạt động của trung tâm. Thực tế này đã diễn ra nhiều năm nhưng chúng tôi không biết phải làm thế nào”.

Cũng bởi sự chồng chéo đó nên các TTBDCT cấp huyện luôn “thua thiệt” so với các cơ quan, đơn vị khác về chế độ, chính sách hỗ trợ cho cán bộ, viên chức. Do quy định là đơn vị sự nghiệp nên một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, giảng viên trung tâm bị ảnh hưởng. Nếu giảng viên chuyên trách, lãnh đạo cơ quan còn được nhận 30% phụ cấp đứng lớp, thì với những cán bộ hành chính chỉ hưởng tiền lương, ngoài ra, không có phụ cấp gì khác. Không những thế, cán bộ trung tâm đều không được hưởng 25% phụ cấp công vụ và 30% phụ cấp công tác Đảng.

Ông Đậu Đình Duẩn - Phó Giám đốc TTBDCT huyện Kỳ Anh cho biết: “Bản thân tôi đã 15 năm tham gia công tác giảng dạy nhưng ngoài 30% phụ cấp đứng lớp thì tôi không được hưởng phụ cấp thâm niên, cũng không phụ cấp công vụ, không phụ cấp công tác Đảng, thiệt thòi hơn rất nhiều so với các viên chức ban đảng”.

Thiếu giảng viên chuyên trách

TTBDCT huyện Lộc Hà là một trong những trung tâm có số lượng giảng viên chuyên trách ít nhất toàn tỉnh với 2 giảng viên. Trong đó, 1 giảng viên là đồng chí Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy kiêm Giám đốc trung tâm, giảng viên còn lại là Phó Giám đốc trung tâm.

Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện: Nỗi niềm “con chung”!

Bà Nguyễn Thị Hương Trà - Phó Giám đốc TTBDCT huyện Lộc Hà

Bà Nguyễn Thị Hương Trà - Phó Giám đốc TTBDCT Lộc Hà bày tỏ: “Thiếu giảng viên chuyên trách nên việc giảng dạy vất vả hơn rất nhiều. Đơn cử như tôi, một lúc vừa làm công tác quản lý, vừa giảng dạy lại vừa làm công tác giáo vụ, công việc thực sự có những lúc quá tải. Hơn nữa, nội dung các chuyên đề nhiều, mặc dù còn có đội ngũ giảng viên kiêm chức nhưng bởi chỉ 2 người gánh nhiệm vụ chính nên để phát huy tối đa hiệu quả là điều không hề dễ”.

Còn tại Hương Khê, sau khi thực hiện nhất thể hóa chức danh đồng chí Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy đồng thời là Giám đốc trung tâm thì TTBDCT huyện chỉ còn lại 2 giảng viên chuyên trách.

Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện: Nỗi niềm “con chung”!

Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Lộc Hà tổ chức lớp bồi dưỡng chính trị cho đảng viên mới

Ông Trần Quốc Bảo - Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy, Giám đốc trung tâm cho biết: Ngoài 2 giảng viên chuyên trách, trung tâm cũng có dao động 8-10 giảng viên kiêm chức. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố nên cũng có lúc đội ngũ giảng viên kiêm chức cũng chưa thể đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ, ngược lại giảng viên chuyên trách lại đảm nhiệm quá nhiều nội dung chuyên đề giảng dạy.

Được biết, ở 13 trung tâm cấp huyện trong toàn tỉnh hiện có 57 biên chế, trong đó, cán bộ quản lý, giảng viên có 42 đồng chí và chỉ có 29/42 giảng viên chuyên trách đáp ứng được về trình độ lý luận chính trị. Ngoài ra, toàn tỉnh còn có 150 giảng viên kiêm chức. Trong năm 2018, TTBDCT cấp huyện đã mở gần 1.000 lớp đào tạo, bồi dưỡng với hơn 160 nghìn lượt học viên tham gia.

Cùng đó, khó khăn về kinh phí hoạt động, cơ sở hạ tầng vật chất thiếu và yếu đang là những bước cản không nhỏ ảnh hưởng đến hoạt động của các TTBDCT cấp huyện. Trước những khó khăn đó đòi hỏi các ban, ngành, cơ quan cần có các giải pháp nhằm tháo gỡ vướng mắc, tạo động lực cho đội ngũ cán bộ làm việc tại trung tâm, phát huy tối đa hiệu quả hoạt động của các TTBDCT cấp huyện.

Đọc thêm

Truyện cười: Vé số

Truyện cười: Vé số

Một bà vợ hay ngoại tình, mỗi lần như vậy bà ta nói với chồng: “Em trúng xổ số nên hôm nay nhà mình ăn tươi”. 
Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Khi Lionel Messi đăng đàn phản ứng với phát biểu của Eric Abidal, thành viên BLĐ Barcelona, đó như giọt nước mắt của một thằng hề.
Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Với quan điểm “chống dịch như chống giặc”, các địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung triển khai nhiều biện pháp tích cực nhằm chủ động phòng ngừa và đối phó với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

Từ ngày 4/2, Bệnh viện Đa khoa Nghi Xuân mở thêm Phòng khám Nhi khoa do các bác sỹ đến từ Bệnh viện Nhi trung ương đảm nhận. Đây là một trong những nội dung thuộc dự án “Đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhi khoa ban đầu" tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Xuân gian đoạn 2019 – 2021.
5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

Sau khi đã qua 30 ngày có dịch tả lợn châu Phi (tính đến đầu tháng 12/2019), gần đây trên địa bàn Hà Tĩnh, dịch bệnh lại tái phát tại 5 xã thuộc 3 huyện, buộc phải tiêu hủy 58 con lợn ốm chết.