Trường hợp mắc Covid-19 thứ 32 tử vong là bệnh nhân 957

Chiều ngày 29/8/2020, Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại Thành phố Đà Nẵng thông tin về trường hợp tử vong của bệnh nhân COVID-19 số 957. Đây là ca mắc COVID-19 tử vong thứ 32 tính từ khi dịch xảy ra ở Việt Nam

BN số 957, nữ, 67 tuổi, địa chỉ: Liên Chiểu, Đà Nẵng, có tiền sử suy thận mạn; đái tháo đường type 2; Tai biến mạch mạch não di chứng liệt 1/2 người phải (P).

Từ ngày 26/6 đến ngày 14/7, bệnh nhân đến khám và nhập viện tại Khoa Nội thận - Nội tiết, Bệnh viện Đà Nẵng.

Từ ngày 15/7 -11/8, bệnh nhân tiếp tục được điều trị, cách ly tại Khoa Nội thận - Nội tiết, Bệnh viện Đà Nẵng.

Khoảng thời gian từ ngày 27 đến ngày 29/7, tại Bệnh viện Đà Nẵng, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm dịch hầu họng (lần 1) và có kết quả âm tính với SARS-CoV-2.

Ngày 15/8, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm dịch hầu họng (lần 2) và có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 chuyển bệnh viện Dã chiến Hòa Vang, trong tình trạng khó thở, sốt liên tục, thể trạng suy kiệt, huyết áp tụt.

Tại đây bệnh nhân được điều trị hồi sức tích cực: đặt nội khí quản thở máy; lọc máu IHD tại giường; lọc máu liên tục bằng quả Oxiris; Kháng sinh phổ rộng liều cao; Dinh dưỡng tĩnh mạch, ... nhưng bệnh diễn biến ngày càng nặng, xuất hiện tình trạng sốc, ngừng tuần hoàn, phải dùng thuốc vận mạch liều tăng dần, cấp cứu ngừng tuần hoàn không có kết quả.

Bệnh nhân tử vong lúc 8 giờ ngày 29/8.

Chẩn đoán tử vong: Viêm phổi nặng, suy hô hấp tiến triển (ADRS) do COVID-19 biến chứng sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng không hồi phục trên bệnh nhân Suy thận mạn, chạy thận nhân tạo chu kỳ; Đái tháo đường không phụ thuộc insulin; Di chứng tai biến mạch não cũ liệt nửa người phải; Lão suy.

Trường hợp mắc Covid-19 thứ 32 tử vong là bệnh nhân 957

Ảnh minh hoạ

Như vậy, đến thời điểm này số ca mắc COVID-19 tử vong ở nước ta là 32 ca. Đa phần các trường hợp tử vong ở nước ta đều là người cao tuổi, trên nền bệnh lý nặng như suy thận mạn giai đoạn cuối, ung thư máu giai đoạn cuối không đáp ứng hoá chất, hội chứng mạch vành, suy hô hấp cấp, thoái hoá đa khớp, tăng huyết áp, suy thượng thận mạn, đái tháo đường tuyp 2, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, suy kiệt, suy đa tạng...

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đến thời điểm này đã có 667 bệnh nhân/1.038 bệnh nhân COVID-19 ở nước ta được công bố khỏi bệnh.

Tính đến thời điểm này trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2: 46 ca; Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 49 ca, số ca âm tính lần 3 là 29 ca.

Báo cáo của Tiểu ban Điều trị cũng cho biết, trong số các bệnh nhân đang điều trị hiện có 13 trường hợp có tiên lượng nặng và nguy kịch, chiếm (3,8%) trong tổng số bệnh nhân đang điều trị, trong đó số tiên lượng rất nặng là 7/13 trường hợp (2,1%), và tiên lượng tử vong bất cứ lúc nào tăng lên 6 trường hợp (1,8%).

Số trường hợp mắc COVID-19 tiên lượng nặng và nguy kịch này chủ yếu thuộc nhóm lây nhiễm cộng đồng, có nguồn gốc từ ổ dịch Đà Nẵng.

Theo Thái Bình/SK&ĐS

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.