Chính sách

“Tư lệnh” ngành Tài chính Hà Tĩnh: Kịp thời thực hiện chế độ hỗ trợ trong phòng chống dịch Covid-19!

Ngày 29/3/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị quyết 37/NQ-CP về một số chế độ hỗ trợ đặc thù trong phòng, chống dịch Covid -19. Thành phần nào nằm trong diện hỗ trợ và mức hỗ trợ như thế nào đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Phóng viên Báo Hà Tĩnh đã có cuộc trao đổi với ông Hà Văn Trọng - Giám đốc Sở Tài chính xung quanh vấn đề này.

“Tư lệnh” ngành Tài chính Hà Tĩnh: Kịp thời thực hiện chế độ hỗ trợ trong phòng chống dịch Covid-19!

PV: Ông có thể cho biết những đối tượng nào được hưởng chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19 theo Nghị quyết 37?

“Tư lệnh” ngành Tài chính Hà Tĩnh: Kịp thời thực hiện chế độ hỗ trợ trong phòng chống dịch Covid-19!

Ông Hà Văn Trọng: Theo Nghị quyết 37 các đối tượng được hưởng chế độ đặc thù trong phòng chống dịch Covid-19 gồm: Người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc tại các cơ sở, địa điểm khác; cán bộ y tế, người lao động tham gia phòng, chống dịch; người tham gia thường trực chống dịch 24/24 giờ; cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia chống dịch trong thời gian có dịch Covid-19.

Ngoài các chế độ đặc thù Trung ương quy định, trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, để kịp thời thực hiện việc phòng chống dịch hiệu quả, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 198/2020/NQ-HĐND ngày 24/3/2020 (Nghị quyết 198). Theo đó, tỉnh có thêm các chính sách như: Hỗ trợ tiền ăn cho người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế tại địa bàn có quyết định khoanh vùng, dập dịch (mức 40 nghìn đồng/người/ngày); mua sắm trang thiết bị vật tư y tế, hoá chất, sinh phẩm, cải tạo cơ sở vật chất và một số nhiệm vụ khác phục vụ công tác phòng chống dịch. Còn những chính sách trùng với quy định của Trung ương thì thực hiện theo quy định của Trung ương.

“Tư lệnh” ngành Tài chính Hà Tĩnh: Kịp thời thực hiện chế độ hỗ trợ trong phòng chống dịch Covid-19!

Khu cách ly tập trung tại thị trấn Nghèn (Can Lộc). Ảnh: Võ Đạt

PV: Cụ thể hơn về mức hỗ trợ tiền ăn của người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế như thế nào, thưa ông?

Ông Hà Văn Trọng: Theo Nghị quyết 37 của Chính phủ, đối tượng hỗ trợ tiền ăn là người Việt Nam, người nước ngoài đang bị áp dụng biện pháp cách ly y tế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, hoặc tại cơ sở, địa điểm khác (không áp dụng đối với hình thức cách ly tại nhà, nơi lưu trú, khách sạn, resort, doanh nghiệp). Mức hỗ trợ tiền ăn của người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế là 80 ngàn đồng/người/ngày trong thời gian cách ly y tế (trước ngày 29/3/2020, ngày Nghị quyết 37 có hiệu lực thi hành thì việc hỗ trợ tiền ăn cho người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế thanh quyết toán theo số đã chi)

“Tư lệnh” ngành Tài chính Hà Tĩnh: Kịp thời thực hiện chế độ hỗ trợ trong phòng chống dịch Covid-19!

Các cơ quan, đơn vị được giao thực hiện cách ly y tế có trách nhiệm cung cấp bữa ăn cho người bị cách ly y tế bảo đảm kịp thời, thuận lợi. Trường hợp người bị cách ly y tế có yêu cầu bữa ăn theo nhu cầu (nếu có) thì phải tự chi trả phần chi phí tăng thêm.

Ngoài ra, được cấp không thu tiền nước uống, khăn mặt, khẩu trang, nước dung dịch rửa tay, dung dịch sát khuẩn miệng, bàn chải đánh răng, xà phòng tắm gội và các vật dụng thiết yếu, các chi phí khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong những ngày cách ly y tế (40 nghìn đồng/ngày); được ngân sách nhà nước chi trả chi phí khám, chữa bệnh khác đối với trường hợp đang trong thời gian cách ly y tế tập trung mà mắc các bệnh khác phải khám, điều trị ngoài phạm vi hưởng bảo hiểm y tế. Đối với người nước ngoài phải tự chi trả chi phí khám và điều trị.

PV: Vậy còn chế độ phụ cấp chống dịch cho cán bộ y tế, người lao động tham gia phòng, chống dịch thì như thế nào?

Ông Hà Văn Trọng: Theo Nghị quyết 37, chế độ phụ cấp chống dịch cho cán bộ y tế, người lao động (áp dụng kể cả ngày nghỉ, ngày lễ) được quy định: Người đi giám sát, điều tra, xác minh dịch; người trực tiếp khám, chẩn đoán, điều trị người mắc bệnh dịch tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; mức 300 nghìn đồng/người/ngày.

“Tư lệnh” ngành Tài chính Hà Tĩnh: Kịp thời thực hiện chế độ hỗ trợ trong phòng chống dịch Covid-19!

Người vận chuyển người bệnh, bệnh phẩm; bảo quản tử thi người bệnh; người giặt đồ vải, quần áo bác sĩ, bệnh nhân; thu gom vỏ chai, lọ, hộp hóa chất; bảo vệ khu điều trị cách ly; vệ sinh, tẩy uế, diệt tác nhân gây bệnh trong khu cách ly tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cán bộ y tế thực hiện giám sát dịch tễ, theo dõi y tế cách ly y tế tại nhà và cơ sở cách ly y tế theo chỉ định của cơ quan quản lý Nhà nước; mức 200 nghìn đồng/người/ngày.

Người thực hiện nhiệm vụ (không phải là chuyên môn y tế) tại cơ sở cách ly tập trung (không áp dụng đối với hình thức cách ly tại nhà, nơi lưu trú, khách sạn, resort, doanh nghiệp); người tham gia cưỡng chế cách ly y tế đối với trường hợp phải áp dụng biện pháp cách ly nhưng không chấp hành biện pháp cách ly y tế; người phiên dịch, đội cấp cứu 115, kíp vận chuyển người bị cách ly; mức 150 nghìn đồng/người/ngày.

“Tư lệnh” ngành Tài chính Hà Tĩnh: Kịp thời thực hiện chế độ hỗ trợ trong phòng chống dịch Covid-19!

PV: Người tham gia thường trực chống dịch 24/24 giờ được hưởng chế độ như thế nào, thưa ông?

Ông Hà Văn Trọng: Người tham gia thường trực chống dịch 24/24 giờ, được hưởng mức phụ cấp 130 ngàn đồng/ngày/người (kể cả ngày nghỉ và ngày lễ); được hỗ trợ tiền ăn 80 ngàn đồng/phiên trực.

Đối với cộng tác viên, tình nguyện viên trực tiếp hoặc phối hợp tham gia các hoạt động chống dịch được bồi dưỡng 130 ngàn đồng/ngày; đối với cộng tác viên, tình nguyện viên trực tiếp tuyên truyền, vận động nhân dân, phát tờ rơi, hoặc tham gia diễn tập được bồi dưỡng 80 ngàn đồng/ngày.

“Tư lệnh” ngành Tài chính Hà Tĩnh: Kịp thời thực hiện chế độ hỗ trợ trong phòng chống dịch Covid-19!

PV: Để triển khai Nghị quyết này, Sở Tài chính đã có kế hoạch gì thời gian tới?

Ông Hà Văn Trọng: Căn cứ Nghị quyết số 37 của Chính phủ, Nghị quyết số 198 của HĐND tỉnh, các quy định hiện hành và Văn bản số 2089/UBND-VX1 ngày 03/4/2020 của UBND tỉnh,Sở Tài chính đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định về việc quy định một số nội dung cụ thể về chế độ, trang thiết bị vật tư y tế và một số nhiệm vụ khác trong thực hiện phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh; tham mưu bố trí đủ nguồn từ dự phòng ngân sách, quỹ dự trữ tài chính, tiết kiệm chi, tăng thu từ ngân sách tỉnh; chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố, các xã, phường, thị trấn sử dụng 50% dự phòng ngân sách cấp mình và các nguồn hợp pháp khác để thực hiện. Đồng thời, tham mưu UBND tỉnh báo cáo Trung ương xin hỗ trợ để có thêm nguồn lực thực hiện tốt nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19.

“Tư lệnh” ngành Tài chính Hà Tĩnh: Kịp thời thực hiện chế độ hỗ trợ trong phòng chống dịch Covid-19!

Trên cơ sở kế hoạch, đề xuất của các đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch, Sở Tài chính đã kịp thời tham mưu UBND tỉnh, HĐND tỉnh xử lý kinh phí cho các đơn vị này để thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch. Đến nay, Hà Tĩnh đã chi 77 tỷ cho các đơn vị y tế, quân đội, biên phòng...để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid- 19. Dự kiến, từ nay đến 10/4, toàn tỉnh sẽ tổng chi khoảng 150 tỷ đồng phục vụ công tác này. Nguồn được chi từ nguồn dự phòng ngân sách, quỹ dự trữ tài chính của tỉnh.

thiết kế: huy tùng

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Bỏ quy định ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; tăng trợ cấp quân nhân xuất ngũ; nới điều kiện xây trường là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11.
Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Đa dạng hỗ trợ các mô hình sinh kế, đẩy mạnh đào tạo nghề..., huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên xóa nghèo.
Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Việc kịp thời sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 97/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Hà Tĩnh về một số chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường được kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong triển khai hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.