Từ Quỳnh Lưu vào Hà Tĩnh khởi nghiệp thành công với cây cà gai leo

(Baohatinh.vn) - Hợp tác xã Thương mại dịch vụ nông nghiệp Tiến Hiệp (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã nâng tầm cà gai leo phơi khô thành một loại trà OCOP hảo hạng.

Với khát vọng khởi nghiệp từ vùng đất mới, năm 2019, chị Lê Thị Thể (SN 1982) cùng chồng là Lê Tiến Dụng (SN 1982) rời quê Quỳnh Lưu (Nghệ An) đến huyện Can Lộc để tìm hiểu, xây dựng mô hình kinh tế trang trại. Sau một thời gian thăm dò, năm 2020, gia đình chị mua trang trại rộng 4 ha, đã trồng sẵn hàng trăm gốc cam, ổi và chăn nuôi gia súc, thuộc thôn Phượng Sơn (xã Kim Song Trường).

Trải qua 2 năm phát triển kinh tế theo hướng trang trại tổng hợp, gia đình chị Thể thấy các loại cây trồng cũ năng suất chưa cao, quỹ đất chưa sử dụng còn khá nhiều nên “đánh liều” chuyển hướng qua trồng cây thảo dược cà gai leo.

cg1.jpg
Chị Lê Thị Thể - HTX thương mại dịch vụ nông nghiệp Tiến Hiệp.

“Lúc bấy giờ, vợ chồng tôi khá đắn đo khi lựa chọn chuyển qua trồng loại cây thảo dược này bởi chưa rõ thổ nhưỡng tại đây có phù hợp hay không. Tuy nhiên, với quyết tâm cùng kinh nghiệm được học hỏi từ quê nhà, năm 2022, chúng tôi đã thử nghiệm trồng cà gai leo trên diện tích gần 1ha rồi dần mở rộng lên 1,5ha sau 5 tháng”, chị Thể chia sẻ.

Để chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho cây dược liệu này phát triển, gia đình chị Thể đã chi gần 300 triệu đồng cải tạo toàn bộ diện tích đất trồng, nhập giống cây, trang bị béc tưới tự động… Thời gian đầu, mô hình gặp không ít khó khăn do năng suất thấp vì chưa nắm rõ phương pháp chăm sóc, dần dần gia đình chị Thể đã tìm được các biện pháp khắc phục để cây trồng đạt hiệu quả cao nhất.

cg6.jpg
Diện tích trồng cây dược liệu cà gai leo hơn 1,5ha của HTX Thương mại dịch vụ nông nghiệp Tiến Hiệp.

Mỗi năm sản xuất 3 vụ, diện tích trồng cây dược liệu của gia đình chị Thể đem lại 18 tấn cà gai leo khô, xuất đến các địa bàn Thanh Hoá, Hà Nội… Sau khi trừ hết chi phí, mô hình đạt lợi nhuận 500 triệu đồng/năm. Ngoài ra, mô hình cũng tạo việc làm cho 10 nhân công thời vụ và 4 nhân công thường xuyên.

cg2.jpg
cg2.1.jpg
Cà gai leo được phơi khô, sau đó đem đi xay thành bột để đóng vào túi lọc.

Đến đầu năm 2023, nhận thấy việc cung cấp cà gai leo phơi khô chưa khai thác được tối đa nguồn nguyên liệu, chị Thể đã tìm hiểu cách sản xuất trà túi lọc từ cà gai leo. Nghĩ là làm, gia đình chị mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà xưởng, hệ thống máy móc để chế biến, đóng gói sản phẩm và tìm hiểu công nghệ làm trà túi lọc.

Tháng 6/2023, HTX Thương mại dịch vụ nông nghiệp Tiến Hiệp được thành lập với 6 thành viên, vốn điều lệ 1,2 tỷ đồng. Đến tháng 3/2024, sản phẩm trà túi lọc cà gai leo Tiến Hiệp chính thức được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao.

Chia sẻ về sản phẩm, chị Thể cho biết: “Việc chế biến cà gai leo thương phẩm thành loại trà ngon sẽ đưa cây dược liệu này thành loại đặc sản vùng miền, giúp trang trại khai thác được tối đa nguồn nguyên liệu sẵn có”.

cg5.jpg
Việc đầu tư hệ thống máy móc giúp nâng tầm chất lượng của sản phẩm.

Trà túi lọc cà gai leo Tiến Hiệp có nhiều công dụng trong giải độc gan, trị phong thấp, sâu răng, đau nhức các đầu gân xương, cảm cúm, ho, ho gà, dị ứng. Hiện nay, HTX đang đẩy mạnh quảng bá trên các trang mạng xã hội, cửa hàng đặc sản vùng miền để thu hút khách hàng.

Được biết, sản phẩm phẩm trà túi lọc cà gai leo Tiến Hiệp đang bán giá 60 ngàn đồng/hộp (gồm 40 túi trà nhỏ). 6 tháng đầu năm 2024, HTX Thương mại dịch vụ nông nghiệp Tiến Hiệp đã cung cấp ra thị trường hàng trăm hộp sản phẩm, lợi nhuận hơn 300 triệu đồng.

cg4.jpg
6 tháng đầu năm 2024, HTX đã bán ra thị trường hàng trăm hộp trà túi lọc, đem lại lợi nhuận hơn 300 triệu đồng.

Việc xây dựng thương hiệu OCOP cho sản phẩm trà túi lọc cà gai leo đã giúp các thành viên HTX có nguồn lợi nhuận ổn định, nâng tầm cây dược liệu cà gai leo thương phẩm trở thành loại trà OCOP hảo hạng, có nhiều công dụng tốt hỗ trợ sức khoẻ. Thời gian tới, HTX Thương mại dịch vụ nông nghiệp Tiến Hiệp tiếp tục đầu tư máy móc để sản xuất thêm sản phẩm cao cà gai leo; tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ.

Trà túi lọc cà gai leo Tiến Hiệp là một trong hai sản phẩm OCOP chủ lực của địa phương. Sau khi loại trà này được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao, người dân trên địa bàn đã tin tưởng sử dụng và giới thiệu cho đông đảo bạn bè gần xa, giúp tiêu thụ số lượng lớn sản phẩm. Qua quá trình sử dụng, trà túi lọc cà gai leo được nhiều khách hàng đánh giá tích cực, hỗ trợ nâng cao sức khoẻ.

Ông Nguyễn Quốc Sơn - Phó Chủ tịch UBND xã Kim Song Trường

Quy trình sản xuất trà túi lọc cà gai leo (video do cơ sở cung cấp).

Chủ đề Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.
Mật ong OCOP Thức Dung - ngọt từ thiên nhiên

Mật ong OCOP Thức Dung - ngọt từ thiên nhiên

Nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất, mật ong Thức Dung (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao và từng bước khẳng định thương hiệu trên thị trường.