Từ tay trắng trở thành nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi

(Baohatinh.vn) - Từ hai bàn tay trắng, với quyết tâm thoát nghèo, vợ chồng anh Nguyễn Đình Hùng - chị Hồ Thị Minh Châu (thôn Trung Tâm, xã Ngọc Sơn, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã trở thành hộ nông dân tiêu biểu trong phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi của huyện.

Năm 2001, anh Nguyễn Đình Hùng (SN 1976) và chị Hồ Thị Minh Châu (SN 1976) chính thức về chung một nhà. Thời điểm ấy, cuộc sống của đôi vợ chồng son còn bộn bề gian khó, vì vậy, làm thế nào để có thể vươn lên thoát nghèo là điều mà anh chị luôn trăn trở.

Từ tay trắng trở thành nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi

Anh Hùng được biết đến là người cần cù, chịu thương, chịu khó.

Trong một lần tìm hiểu về mô hình nuôi lợn qua sách báo, truyền thông, anh Hùng nhận thấy các điều kiện cơ bản như khí hậu, thổ nhưỡng, diện tích đất... đều phù hợp với vùng đất bán sơn địa Ngọc Sơn. Từ đó, ý tưởng làm giàu trên mảnh đất quê hương được manh nha, anh Hùng bàn với vợ mạnh dạn vay vốn làm ăn.

Sau thời gian học hỏi tại một số mô hình lớn trên địa bàn tỉnh và được những người đi trước hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm, năm 2007, anh Hùng, chị Châu bắt đầu xây dựng mô hình nuôi lợn nái, lợn giống và lợn thương phẩm. Thời gian đầu, do nguồn vốn còn hạn chế nên anh Hùng, chị Châu xác định sẽ dần mở rộng và phát triển quy mô chăn nuôi qua từng năm.

Sau 3 năm (năm 2010), mô hình kinh tế của gia đình anh chị đã thành công bước đầu khi có 10 con lợn nái, 50 con lợn thương phẩm. Tuy nhiên, khi công việc làm ăn đang “xuôi chèo mát mái” thì năm 2011, dịch tai xanh xuất hiện trên đàn lợn, đẩy vợ chồng anh Hùng rơi vào cảnh trắng tay. Tuy nhiên, thất bại đầu tiên không làm anh chị nản chí.

Từ tay trắng trở thành nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi

Từ năm 2017 đến nay, quy mô đàn lợn của trang trại anh Hùng ổn định hằng năm với 30 con lợn nái, 150 con lợn thương phẩm, 100 lợn con.

Trong thời gian này, hễ có lớp tập huấn nào về quy trình chăn nuôi lợn theo công nghệ mới được tổ chức trên địa bàn huyện, anh Hùng lại đăng ký tham gia. Tiếp thu qua sách vở chưa đủ, anh còn đi thực tế tìm hiểu một số mô hình chăn nuôi lợn ở các địa phương trong và ngoài tỉnh. Sau một thời gian theo đuổi cách làm ăn mới, anh Hùng đúc rút ra điều quan trọng tiên quyết đối với người nông dân là phải có kiến thức, thực hiện nghiêm quy trình kỹ thuật và đôi khi phải có một chút mạo hiểm, nhạy cảm với thị trường.

Trong lúc chồng miệt mài, kiên trì học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi thì chị Châu cũng tham gia các khóa học chuyên sâu về thú y. Khi đã tự tin chuẩn bị hành trang về kiến thức và kinh nghiệm, năm 2013, anh chị gây dựng lại từ đầu.

Từ tay trắng trở thành nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi

Gia đình anh Hùng - chị Châu còn trồng hàng chục gốc bưởi, ổi.

Sự nỗ lực không mỏi mệt của hai vợ chồng đã được đền đáp khi đàn lợn tăng dần theo từng năm. Năm 2017, quy mô đàn lợn của trang trại anh Hùng bắt đầu ổn định với 30 con lợn nái, 150 con lợn thương phẩm, 100 lợn con và được duy trì hằng năm cho đến nay.

Tận dụng khuôn viên hơn 10.000 m2, mô hình kinh tế của gia đình anh Hùng chủ đạo tập trung nuôi lợn và bán thức ăn gia súc, con giống lợn, gà. Ngoài ra, anh chị còn nuôi cá, 500 con gà, 400 con bồ câu; trồng hàng chục gốc bưởi, ổi. Mỗi năm, từ mô hình kinh tế tổng hợp, gia đình thu về hơn 1,5 tỷ đồng, sau khi trừ các chi phí cho lãi hơn 600 triệu đồng; tạo việc làm cho khoảng 5 - 7 lao động thời vụ.

Từ tay trắng trở thành nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi

Ngoài chăn nuôi lợn, anh Hùng còn nuôi thêm 200 con bồ câu để tăng thu nhập cho gia đình.

Anh Nguyễn Đình Hùng chia sẻ: “Cơ ngơi chủ yếu được gây dựng từ đôi bàn tay 2 vợ chồng "đồng cam cộng khổ” cũng như tranh thủ, tận dụng các chính sách dành cho hộ sản xuất, chăn nuôi. Ở thời điểm hiện tại, chúng tôi vẫn tiếp tục đăng ký các khóa học chuyên sâu về thú y, kỹ thuật chăn nuôi để không ngừng tích lũy thêm kiến thức”.

Không chỉ làm giàu cho bản thân, anh Hùng - chị Châu còn truyền đạt kiến thức chăn nuôi cho các hộ khó khăn trên địa bàn với mong muốn giúp họ có thêm thu nhập, nâng cao đời sống, thoát nghèo một cách bền vững hơn. Anh chị cũng sẵn sàng cho lùi thời gian thanh toán thức ăn chăn nuôi, con giống để phần nào giảm bớt áp lực cho các hộ dân trước sự ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Từ tay trắng trở thành nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi

Anh Nguyễn Đình Hùng (người đứng thứ 5, hàng thứ 2 từ phải sang) vinh dự được nhận giấy khen hộ sản xuất, kinh doanh giỏi của huyện Thạch Hà vào cuối tháng 6 vừa qua.

Ông Phan Trần Hưng - Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Sơn cho biết: “Là hội viên hội nông dân tiêu biểu của xã trong phong trào lao động sản xuất, gia đình anh Hùng còn là tấm gương cho các hộ dân khác trên địa bàn cả về sự nỗ lực và hướng phát triển. Chính quyền địa phương đã và đang có nhiều chính sách để khuyến khích các hộ dân tăng cường sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập, đưa đời sống người dân ngày càng đi lên”.

Chủ đề Hoa đẹp núi hồng

Đọc thêm

Giá vàng giảm xuống thấp nhất gần 2 tháng

Giá vàng giảm xuống thấp nhất gần 2 tháng

Theo các chuyên gia, giá vàng hạ nhiệt do đồng USD mạnh lên sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, đồng thời chịu áp lực do lập trường ủng hộ bitcoin của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Tài chính thị trường ngày 12/11: Lãi suất cho vay khó giảm thêm

Tài chính thị trường ngày 12/11: Lãi suất cho vay khó giảm thêm

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, mặt bằng lãi suất cho vay khó giảm thêm vì rủi ro của nền kinh tế đang ở mức cao và tỷ giá có thể diễn biến phức tạp. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 12/11 của Báo Hà Tĩnh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.