Từ thực phẩm gia đình thành sản phẩm OCOP 3 sao của Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Sau gần 13 năm gắn bó với sản phẩm ruốc bông, Cơ sở chế biến thực phẩm Thương Hòa của chị Nguyễn Thị Thương (SN 1978) ở tổ dân phố 3, phường Hưng Trí (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã tạo được niềm tin với người tiêu dùng.

Từ thực phẩm gia đình thành sản phẩm OCOP 3 sao của Hà Tĩnh

Công nhân chế biến ruốc bông phục vụ các đơn hàng cuối năm.

Năm 2010, khi đang làm việc tại một cơ quan nhà nước, do điều kiện kinh tế gia đình vất vả nên chị Thương đã tìm hiểu cách làm món ruốc bông để vừa giúp các con cải thiện sức khỏe, vừa để bán cho một số đồng nghiệp và người quen, kiếm thêm thu nhập.

Sau những mẻ đầu tiên thất bại, qua vài tháng, chị đã tìm ra được bí quyết chế biến ruốc bông riêng của mình. Dần dần, khách quen là hàng xóm, người thân, đồng nghiệp... đặt hàng ngày càng nhiều. Từ đó, sau giờ làm việc ở cơ quan, chị lại tranh thủ làm thêm món ruốc bông để nâng cao thu nhập cho gia đình.

Từ thực phẩm gia đình thành sản phẩm OCOP 3 sao của Hà Tĩnh

Năm 2023, sản lượng ruốc bông bán ra của Cơ sở chế biến thực phẩm Thương Hoà là 850kg với mức giá 700.000 đồng/1kg, doanh thu gần 600 triệu đồng và đem lại lợi nhuận gần 100 triệu đồng.

Chị Thương chia sẻ: “Thời gian đầu tôi chỉ làm ruốc bông đảm bảo dinh dưỡng, an toàn cho con. Sau đó, thấy nhu cầu về thực phẩm chế biến sẵn, sạch an toàn khá lớn nên tôi mày mò hoàn thiện công thức cho riêng mình để làm bán cho người thân quen. Qua nhiều năm, sản phẩm ruốc bông được nhiều khách hàng tin dùng, đặt mua làm quà, mang cả sang nước ngoài...”.

Để tạo ra dòng sản phẩm ruốc bông chất lượng từ hương vị đến dinh dưỡng, theo chị Thương, nguyên liệu đầu vào giữ vai trò rất quan trọng. Đối với ruốc bông, phải sử dụng loại thịt nạc thăn và nạc mông tươi, vừa mới lấy ở lò mổ ra còn dẻo, nóng; còn nếu thịt đã để lâu khi đưa vào cối giã ra không có mùi thơm, chất lượng sản phẩm sẽ kém...

Cũng theo chị Thương, thịt tươi sau khi mang về phải sục rửa ozone để loại bỏ các chất cặn bẩn trên thịt; quá trình chế biến ướp thịt nhất thiết phải sử dụng loại nước mắm truyền thống của Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh) cộng thêm gừng, hành, tiêu, đường, bột ngọt...

Từ thực phẩm gia đình thành sản phẩm OCOP 3 sao của Hà Tĩnh

Chị Nguyễn Thị Thương giới thiệu các sản phẩm của cơ sở.

“Nguyên liệu đầu vào là yếu tố quyết định chất lượng sản phẩm. Cùng với đó, để ruốc bông thơm ngon đậm đà, màu sắc đẹp mà vẫn giữ được hương vị tự nhiên thì người chế biến phải có công thức riêng, tuân thủ tỷ lệ pha trộn các loại gia vị; sau khi sấy hấp thịt bằng máy thì phải sấy trên chảo lửa lần cuối thì sợi ruốc bông mới dậy vị thơm đúng chuẩn”, chị Thương chia sẻ thêm.

Sau gần 13 năm gắn bó với việc làm ruốc bông, đầu năm 2023, chị Thương quyết định đầu tư gần 200 triệu đồng, mở rộng diện tích sản xuất; mua sắm thêm các loại máy móc thiết bị như: máy đánh tơi ruốc bông, máy sấy, tủ hấp... để nâng tầm sản phẩm và quy mô của cơ sở. Nhờ sự đầu tư nghiêm túc, đặt chất lượng, uy tín lên hàng đầu, ngày 14/12/2023 sản phẩm ruốc bông mang thương hiệu Thương Hòa đã đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Từ thực phẩm gia đình thành sản phẩm OCOP 3 sao của Hà Tĩnh

Sản phẩm bò khô, thịt lợn giả bò của chị Thương cũng được khách hàng ưa chuộng.

Năm 2023, sản lượng ruốc bông cơ sở bán ra 850kg với mức giá 700.000 đồng/1kg, doanh thu gần 600 triệu đồng. Hiện nay, cơ sở của chị giải quyết được việc làm cho 3 lao động thường xuyên với thu nhập 5-6 triệu đồng mỗi tháng, nhiều lao động thời vụ mỗi khi đơn hàng tăng cao...

Không dừng lại ở dòng sản phẩm quen thuộc, chị Nguyễn Thị Thương còn tìm tòi nghiên cứu sản xuất thêm những sản phẩm mới như: bò khô, heo khô, chả giò (ram)... Những sản phẩm này hiện cũng đang được khách hàng trên địa bàn rất ưa chuộng.

Video: Quy trình chế biến ruốc bông Thương Hoà

Từ lâu, các dòng sản phẩm của Cơ sở chế biến thực phẩm Thương Hòa không chỉ được người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh, các tỉnh, thành khác trong cả nước lựa chọn mà còn được các bà nội trợ (người Việt) ở nước ngoài tin dùng và thường xuyên đặt hàng.

Không chỉ giúp phát triển kinh tế của gia đình mà cơ sở của chị Thương cũng tạo việc làm cho nhiều lao động ở địa phương.
Ông Nguyễn Đình Tài
Chủ tịch UBND phường Hưng Trí

Chủ đề Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.