Tuyên truyền pháp luật bằng các tiểu phẩm "cây nhà lá vườn"

(Baohatinh.vn) - Với mô hình "Sân khấu hoá tuyên truyền, phổ biến pháp luật", UBND phường Trung Lương (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) đã nâng cao việc chuyển tải pháp luật đến với người dân.

Sáng 9/5, UBND phường Trung Lương tổ chức lễ ra mắt mô hình "Sân khấu hoá tuyên truyền, phổ biến pháp luật" gồm 14 thành viên. Sự ra đời của mô hình nhằm tổ chức hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) thường xuyên bằng nhiều hình thức sinh động, thiết thực, trong đó lấy việc sân khấu hoá làm trọng tâm. Đồng thời, thực hiện hiệu quả Luật Phổ biến giáo dục pháp luật; phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong PBGDPL.

Lễ ra mắt mô hình "Sân khấu hoá tuyên truyền, phổ biến pháp luật".

Lễ ra mắt mô hình "Sân khấu hoá tuyên truyền, phổ biến pháp luật".

Chưa đầy 1 tháng ra mắt, mô hình đã nhận được sự quan tâm của đông đảo tầng lớp nhân dân; gây được ấn tượng mạnh từ các tiểu phẩm "Phổ biến, giáo dục pháp luật về cải cách hành chính trên lĩnh vực hộ tịch", "Tuyên truyền pháp luật về ATGT"... Đặc biệt, ngày 23/5 vừa qua, tại chương trình hưởng ứng Tháng Bảo hiểm xã hội toàn dân do Bảo hiểm xã hội tỉnh và UBND thị xã Hồng Lĩnh phối hợp tổ chức, tiểu phẩm “Lo sớm vẫn hơn” nhằm nhắc nhở người dân quan tâm đến việc tham gia BHXH, BHYT đã nhận được sự hưởng ứng, khen ngợi từ khán giả.

Tiểu phẩm “Lo sớm vẫn hơn” nhắc nhở người dân quan tâm đến việc tham gia BHXH, BHYT.

Tiểu phẩm “Lo sớm vẫn hơn” nhắc nhở người dân quan tâm đến việc tham gia BHXH, BHYT.

Tiểu phẩm này do bà Kiều Thị Ngân - Chủ tịch Hội LHPN phường Trung Lương, Phó Trưởng ban Chỉ đạo mô hình viết kịch bản.

"Việc thực hiện tiểu phẩm để tuyên truyền, PBGDPL góp phần "mềm hoá" các quy định có phần khô khan, giúp người dân dễ tiếp cận, từ đó điều chỉnh các hành vi của bản thân. Thông thường, để có một kịch bản hay, tuyên truyền hiệu quả, yêu cầu người viết phải lựa chọn các lĩnh vực pháp luật liên quan trực tiếp đến đời sống người dân, nắm sâu các kiến thức cần tuyên truyền, nội dung bám sát thực tế. Việc lồng ghép các quy định pháp luật phải thực hiện tinh tế, dễ hiểu, không gây nhàm chán và kịch bản được thay đổi thường xuyên để phù hợp với từng thời điểm, mốc thời gian biểu diễn" - bà Ngân trao đổi.

d06445fcedc94d9714d8-2.jpg
Bà Kiều Thị Ngân đang viết kịch bản tiểu phẩm “Lo sớm vẫn hơn”.

Để triển khai mô hình “Sân khấu hóa tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật", cán bộ công chức Tư pháp - Hộ tịch TX Hồng Lĩnh đã tiến hành khảo sát, lựa chọn các hình thức phù hợp để áp dụng; đồng thời xây dựng, ban hành kế hoạch triển khai thực hiện. Tiếp đó, UBND phường cùng Hội LHPN phường đã giới thiệu, lựa chọn nhân sự tham gia. Sau khi mô hình ra mắt, các quy chế hoạt động cũng được áp dụng.

Quá trình tổ chức hoạt động của mô hình “Sân khấu hóa tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật" phải đảm bảo việc phối hợp chặt chẽ giữa UBND, Ủy ban MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội cấp phường, các TDP trên địa bàn nhằm đưa công tác PBGDPL đến tận người dân có hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, các thành viên mô hình cũng thường xuyên chuyển tải các nội dung văn bản pháp luật liên quan cho các chi đoàn, chi hội để tuyên truyền, phổ biến trực tiếp cho đoàn viên, hội viên thông qua các buổi sinh hoạt...

Các đại biểu theo dõi tiểu phẩm "Phổ biến, giáo dục pháp luật về cải cách hành chính trên lĩnh vực hộ tịch".

Các đại biểu theo dõi tiểu phẩm "Phổ biến, giáo dục pháp luật về cải cách hành chính trên lĩnh vực hộ tịch".

“Việc tái hiện, tuyên truyền các văn bản pháp luật bằng hình thức sân khấu hóa thực sự giúp người dân dễ hiểu, dễ tiếp thu. Với nội dung gần gũi, sát thực tế cùng sự thể hiện duyên dáng, tinh tế của các thành viên, các tiểu phẩm do Ban Chỉ đạo mô hình dàn dựng đã tạo ấn tượng mạnh mẽ với người xem. Chúng tôi mong muốn, các thành viên mô hình tiếp tục nghiên cứu, đưa ra nhiều tiểu phẩm để nâng cao nhận thức cho người dân, từ đó, bà con hiểu và ý thức về việc thượng tôn pháp luật” - bà Phan Thị Thu (TDP Tiên Sơn, phường Trung Lương) chia sẻ.

Trưởng phòng Tư pháp TX Hồng Lĩnh Lê Hồng Hạnh cho biết: "Chưa đầy 1 tháng ra mắt, mô hình “Sân khấu hóa tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật” đã nhận được sự đánh giá tích cực, được nhiều đơn vị tin tưởng nhờ xây dựng kịch bản để tuyên truyền. Chúng tôi sẽ tiến hành đánh giá định kỳ, tổ chức sơ kết để xem tính hiệu quả mô hình trong việc xây dựng phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Từ đó, tiếp tục duy trì, nhân rộng tại các địa bàn còn lại trong thời gian tới".

VIDEO: Một tiểu phẩm tuyên truyền tại chương trình hưởng ứng Tháng Bảo hiểm xã hội toàn dân

Chủ đề Bảo hiểm xã hội

Đọc thêm

Công bố Bộ pháp điển Việt Nam

Công bố Bộ pháp điển Việt Nam

Chiều tối 5/11, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự Hội nghị tổng kết nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong cả nước kỳ 2019 - 2023 và công bố Bộ pháp điển Việt Nam.
Thăm hỏi các gia đình nạn nhân tai nạn giao thông

Thăm hỏi các gia đình nạn nhân tai nạn giao thông

Lãnh đạo Ban ATGT tỉnh và các địa phương chia sẻ với những mất mát của các gia đình nạn nhân TNGT ở Can Lộc, Đức Thọ, Vũ Quang, Hương Khê (Hà Tĩnh) và động viên họ sớm vượt qua nỗi đau.
Những câu chuyện "thức tỉnh" người lầm lỗi

Những câu chuyện "thức tỉnh" người lầm lỗi

Những chia sẻ của người thân tại hội nghị đại biểu gia đình phạm nhân ở Trại giam Xuân Hà (Hà Tĩnh) tạo động lực cho những người lỗi lầm chấp hành tốt án phạt, sớm tái hòa nhập cộng đồng.
Nhảm nhí bói toán, cúng giải hạn…

Nhảm nhí bói toán, cúng giải hạn…

Hiện tượng lừa đảo dưới danh nghĩa bói toán, cúng giải hạn chưa bao giờ bớt “nóng”. Những kẻ lừa đảo tự xưng là “thầy”, là “cô” có khả năng đặc biệt, am hiểu về tâm linh, bói toán và cúng bái, hứa hẹn có thể hóa giải mọi xui rủi và mang lại bình an, tài lộc cho người đến xem.
Nợ nần sinh lừa đảo

Nợ nần sinh lừa đảo

Do nợ nần trong làm ăn, Nguyễn Văn Đức (trú huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã lừa đảo chiếm đoạt số tiền của 2 bị hại trên địa bàn hơn 1 tỷ đồng. Đức như chết lặng khi nghe HĐXX tuyên án.