Giảm xóc ô tô là một bộ phận quan trọng, có nhiệm vụ triệt tiêu, giảm chấn khi xe di chuyển qua các cung đường xấu. Qua đó, đem lại cảm giác êm ái, thoải mái cho người ngồi trên xe. Tuy nhiên, sau một thời gian dài sử dụng, không tránh khỏi những hư hỏng dẫn tới những rủi ro không đáng có. Để tránh rủi ro tài xế không nên bỏ qua các dấu hiệu báo trước khi hệ thống này hư hỏng
Giảm xóc phát ra tiếng kêu
Trong quá trình chiếc xe vận hành trên đường, đặc biệt là trên những cung đường xấu. Xe phát ra tiếng kêu “cót két”, đó là dấu hiệu đầu tiên báo hiệu hệ thống giảm xóc có vấn đề. Theo kinh ngiệm của các chuyên gia chăm sóc bảo dưỡng ô tô, có thể thành xy lanh giảm xóc bị méo, lò xo bị gỉ, xảy ra cọ xát giữa các chi tiết và phát ra tiếng kêu.
Giảm xóc ô tô hư hỏng tài xế không nên bỏ qua dấu hiệu báo trước
Chảy dầu ở giảm xóc
Nếu phát hiện thấy ở cuối thân giảm xóc có dầu bám ướt hoặc khi xe chạy qua các cung đường lồi lõm phát ra tiếng kêu “lộc cộc”. Đó là dấu hiệu cho thấy giảm xóc trên xe đã hở phớt và dầu thủy lực bị chảy ra ngoài.
Xe lắc lư mạnh khi đi trên đường xấu
Vai trò của giảm xóc là dập tắt các dao động khi xe đi trên đường xấu. Nếu tài xế có cảm giác xe bị lắc lư mạnh hơn bình thường. Nguyên nhân đầu tiên mà những người có kinh ngiệm về ô tô nghĩ đến là có vấn đề xảy ra với bộ giảm xóc.
Xe trượt và lệch hướng
Xe bị trượt và lệch hướng trên đường ngay cả khi di chuyển trên đường bằng phẳng. Điều này cũng là dấu hiệu cảnh báo bộ giảm xóc trên ô tô đang gặp trục trặc.
Tay lái bị lệch
Trong trường hợp ô tô chở đủ tải, xe có dấu hiệu bị nghiêng về một bên kèm theo hiện tượng tay lái không cân bằng. Đó là dấu hiệu cho thấy xe có thể đã bị gãy một bên lò xo giảm xóc hoặc cán pít tông bị cong.
Lốp xe mòn không đều
Thường xuyên kiểm tra lốp xe, nếu nhận thấy lốp mòn không đều, khả năng bám đường không đảm bảo, trường hợp này cũng cần lưu ý đến bộ giảm xóc.
Kiểm tra giảm xóc ô tô
Công việc đầu tiên là cần kiểm tra bên dưới gầm xe có các vết lõm hay rò rỉ dầu hay không. Nếu hệ thống khung gầm xuất hiện tiếng kêu lạ trong quá trình di chuyển, hãy kiểm tra lại các chi tiết như: bu lông, đệm cao su, lò xo, rô-tuyn ...
Chạy thử xe với tốc độ khoảng 16km/h, đạp mạnh bàn đạp phanh đến hết hành trình và cảm nhận độ nhún của đầu xe. Nếu đầu xe bị nhún mạnh về phía trước thì khả năng cao là giảm xóc trên xe của bạn đang gặp vấn đề, cần mang xe đến các cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa để kiểm tra sớm.
Thông thường, chu kỳ của giảm xóc ô tô rơi vào khoảng 140.000km trong trường hợp xe thường di chuyển ở những cung đường bằng bằng, ít bị kẹt xe.
Khi nào cần thay thế giảm xóc ô tô?
Nếu xe thường xuyên phải di chuyển trong những điều kiện đường xấu, nhiều ổ gà, xe phải dừng nhiều và liên tục do tắc đường hay phải di chuyển ở những đoạn đường đèo với góc cua gấp, khúc khuỷu,… hệ thống giảm xóc sẽ phải hoạt động nhiều hơn mức bình thường. Do đó, nên thay thế giảm xóc ô tô khi đi được khoảng 80.000km.
Nếu như chiếc xe gặp các hiện tượng như: đầu xe bị nhún mạnh khi phanh gấp, rung động cả tay lái, xe trượt và lệch hướng, xe lắc lư mạnh khi đi trên đường xấu hoặc lốp xe bị mòn không đều thì rất có thể bộ phận giảm xóc của xe cần được kiểm tra và thay thế.
Hãy tăng tốc xe 16km/h trên một đoạn đường thẳng, rồi dậm hết chân phanh. Nếu xe bị nhún mạnh, đó là một dấu hiệu cho biết ô tô cần thay bộ giảm xóc mới.
Kiểm tra lại các bộ phận như: bulông, đệm cao su, các miếng lông đền tại những vị trí tiếp xúc của phuộc với thân xe. Bởi khi các chi tiết này bị gãy, chúng sẽ phá hủy bộ phận xung quanh như: phuộc, dẫn động,..
Quan sát trực tiếp ống giảm xóc bằng cách chui vào gầm xe. Nếu thấy các vết lõm hoặc rò rỉ dầu, nên thay thế bộ phận này.
Dùng tay sờ vào vỏ giảm chấn. Nếu thấy nóng, tức là bộ phận này còn hoạt động tốt. Ngược lại nếu giảm chấn không nóng, có thể do động cơ không đủ dầu hoặc các van bị mòn, kênh tạo nên các khe hở lớn không tạo lực cản, nhiệt độ dầu không tăng.
Đối với loại giảm chấn ống thủy lực tác dụng 2 chiều có kết hợp khí nén, ngoài việc kiểm tra sức cản thủy lực, cần kiểm tra thêm áp suất khí nén. Thực hiện bằng cách, ấn cần ty giảm chấn xuống phải có lực cản và khi thôi ấn thì cần ty giảm chấn phải bị đẩy ra tương đối nhanh. Nếu ấn thấy nhẹ và cần ty hồi nhẹ thì phần khí nén rò rỉ không đủ áp suất.