Vì sao diện tích gieo trỉa lạc xuân ở Hà Tĩnh không đạt kế hoạch?

(Baohatinh.vn) - Dù khung lịch thời vụ gieo trỉa lạc xuân năm 2021 đã kết thúc nhưng diện tích gieo trỉa trên địa bàn Hà Tĩnh chỉ đạt 9.612/11.111 ha, bằng 86,5% kế hoạch.

Vì sao diện tích gieo trỉa lạc xuân ở Hà Tĩnh không đạt kế hoạch?

Bà Nguyễn Thị Lan ở thôn Mỹ Yên, xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên) khẩn trương trỉa dặm bổ sung cho số cây lạc bị chết hoặc không nảy mầm.

Trên cánh đồng thôn Mỹ Yên, xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên), vợ chồng bà Nguyễn Thị Lan đang khẩn trương trỉa dặm bổ sung cho số cây lạc bị chết hoặc không nảy mầm. Bà Lan cho biết, những năm trước, gia đình làm 7 sào lạc nhưng vụ xuân năm nay chỉ làm 4 sào. Diện tích còn lại chuyển sang trồng ngô.

“Trồng lạc mất rất nhiều công chăm sóc, đặc biệt là khâu thu hoạch. Trừ chi phí giống, thuốc bảo vệ thực vật, thu nhập không còn được bao nhiêu. Vì vậy, tôi cũng như nhiều hộ dân đã giảm diện tích trồng lạc, chuyển sang trồng ngô” – bà Lan cho biết.

Vì sao diện tích gieo trỉa lạc xuân ở Hà Tĩnh không đạt kế hoạch?

Nông dân Hương Khê ra đồng gieo trỉa lạc xuân (ảnh chụp ngày 1/2/2021).

Theo tính toán của bà Lan, chi phí giống, phân bón cho 1 sào lạc hết 1,1 triệu đồng. Với giá lạc khô hiện nay là 25.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí giống, phân bón thì 1 sào lạc chỉ lãi khoảng 1,8 - 2 triệu đồng.

“Mặc dù lãi gấp 2-3 lần trồng lúa, ngô nhưng do việc thu hoạch lạc đang phải làm bằng thủ công, chưa có máy móc nên mất rất nhiều công lao động. Gia đình nào không có lao động sức khỏe tốt thì rất vất vả. Nhiều nhà đã phải giảm diện tích” – bà Lan cho hay.

Bà Lê Thị Lệ - cán bộ nông nghiệp xã Cẩm Mỹ cho biết, vụ xuân năm nay, Cẩm Mỹ đặt kế hoạch gieo trỉa 200 ha, nhưng đến thời điểm này mới đạt 165 ha. Những năm trước, diện tích lạc trên 220 - 230 ha, nhưng năm nay giảm xuống còn 200 ha. Ngoài nguyên nhân chi phí lao động trồng lạc lớn, lợi nhuận không cao thì năm nay do người dân được hỗ trợ giống ngô nên bà con cũng chuyển đổi sang loại cây trồng này khá nhiều.

Tại huyện Nghi Xuân - địa phương có truyền thống và diện tích gieo trỉa lạc lớn nhất tỉnh với hơn 1.800 ha nhưng đến nay cũng mới đạt 92% kế hoạch.

Theo ông Nguyễn Đức Khánh – Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Nghi Xuân, cây lạc khá phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, canh tác của Nghi Xuân và cho năng suất khá cao. Tuy nhiên, do “kén” nhân lực lao động, khâu chăm sóc và thu hoạch mất nhiều công sức nên diện tích trồng lạc vẫn chững lại. Mặc dù là cây trồng chủ lực của địa phương nhưng năm nay cũng giảm so với năm trước hơn 200 ha để chuyển sang trồng ngô.

Ông Nguyễn Trí Hà - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh cho biết, đến thời điểm này, khung lịch thời vụ gieo trỉa lạc xuân 2021 đã kết thúc hơn 10 ngày nhưng diện tích gieo trỉa trên địa bàn Hà Tĩnh mới đạt 9.612 ha/11.111 ha, bằng 86,5% kế hoạch.

Vì sao diện tích gieo trỉa lạc xuân ở Hà Tĩnh không đạt kế hoạch?

Việc thu hoạch lạc chưa có máy móc, phải làm bằng thủ công nên mất khá nhiều công sức. Ảnh tư liệu.

Cũng theo ông Hà, diện tích trồng lạc của Hà Tĩnh từ 21.000 ha (trước năm 2010) nay giảm còn 11.111 ha trong cơ cấu sản xuất của tỉnh. Cây lạc có chi phí trong sản xuất khá cao, đặc biệt là khâu chăm sóc, thu hoạch đang làm bằng thủ công, chưa có máy móc thay thế. Gia đình nào ít lao động, phải thuê nhân công thì không có lãi, thậm chí lỗ.

Từ thực tiễn trong sản xuất và bài toán hạch toán kinh tế, việc điều chỉnh cơ cấu, diện tích cây trồng phù hợp cần được cơ quan chức năng tính toán đảm bảo hiệu quả. Về phía người dân, cần có những giải pháp cải tiến trong sản xuất, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.