Việt Nam cần động lực tăng trưởng mới

Một số động lực tăng trưởng truyền thống như nhân công giá thấp hay dựa vào xuất khẩu sẽ không tồn tại mãi mãi nên Việt Nam cần phải tạo ra nền móng để có nguồn động lực tăng trưởng mới.

viet nam can dong luc tang truong moi

Tổng giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) bà Kristalina Georgieva tại buổi họp báo.

Thông tin này được Tổng giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) bà Kristalina Georgieva lưu ý khi trả lời câu hỏi dự báo mới nhất liên quan đến tăng trưởng của Việt Nam tại buổi họp báo chiều 23/3.

Dự báo mới nhất của WB về tăng trưởng của Việt Nam trong năm nay là 6,5 đến 6,7%. Trong bối cảnh các nền kinh tế trên thế giới đều tăng trưởng chậm sau suy thoái thì kết quả của Việt Nam những năm gần đây, theo Tổng giám đốc WB, là rất ấn tượng.

Tuy nhiên, Việt Nam cần có động lực tăng trưởng mới, như đã nói ở trên. Nguồn lực này Tổng giám đốc WB cho rằng phụ thuộc vào tốc độ thực hiện cải cách, trong đó cần tập trung phát triển những kỹ năng mà nền kinh tế trong tương lai cần đến.

Nhận xét là Việt Nam đã có kết quả rất tốt trong giáo dục phổ thông nhưng ở bậc cao hơn thì bà Kristalina Georgieva cho rằng cần phải làm tốt hơn, quan trọng nhất là tạo cơ hội học tập suốt đời cho người dân.

Một nửa công việc trong tương lai sẽ không biết là công việc gì nên cần có những cải cách tập trung vào chất lượng nguồn nhân lực, điều này sẽ quyết định sự thành công không chỉ đến 2020 mà xa hơn, bà nói.

Nợ công của Việt Nam đang ở mức rất cao và việc sửa Luật Quản lý nợ công đang được tiến hành, WB có khuyến cáo gì cho lần sửa đổi này là câu hỏi khác dành cho lãnh đạo cao cấp của WB.

Nhắc đến trần nợ công 65% GDP của Việt Nam, bà Kristalina Georgieva nói vì không phải chuyên gia nên không nói được đây có phải là ngưỡng phù hợp hay không. Nhưng việc đưa ra một mức trần là tín hiệu tốt.

Khuyến nghị từ Tổng giám đốc WB là Việt Nam cần tập trung vào cải cách làm tăng thu ngân sách. Muốn làm được điều này thì cải cách doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò rất quan trọng đồng thời với mở rộng điều kiện hoạt động cho khu vực tư nhân.

Tại cuộc họp báo, Tổng giám đốc WB cũng trả lời câu hỏi liên quan đến tuyên bố sẽ cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vay mà không cần bảo lãnh chính phủ. Vậy cơ chế này có mở rộng sang lĩnh vực khác không trong điều kiện Việt Nam sắp tốt nghiệp vốn vay ưu đãi của WB.

Bà Kristalina Georgieva cho biết WB có thể cung cấp nhiều loại bảo lãnh khác nhau, và với EVN có thể là bảo lãnh rủi ro một phần. Bước tiếp theo với EVN là hỗ trợ cho họ xác định rõ đâu là mức xếp hạng tín dụng mở của họ, trên cơ sở đó hỗ trợ để họ nâng cao vị thế để huy động vốn trên thị trường với mức lãi suất thấp nhất.

Còn quá sớm để nói về các khoản vay cho các doanh nghiệp nhà nước khác. Riêng với EVN thì WB sẽ tiếp tục sẽ có những lựa chọn để hợp tác nhiều hơn nữa, là khi vị thế tài chính của họ được cải thiện thì sẽ hợp tác trực tiếp với họ, đặc biệt là tăng cường tỷ lệ năng lượng tái tạo, Tổng giám đốc WB cho biết.

Bà Kristalina Georgieva cũng khẳng định WB sẽ hỗ trợ để khu vực tư nhân Việt Nam phát triển.

Theo VnEconomy

Đọc thêm

Giá xăng, dầu cùng giảm

Giá xăng, dầu cùng giảm

Giá xăng, dầu cùng giảm 250-390 đồng một lít, kg từ 15h, sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính.
Giá vàng giảm xuống thấp nhất gần 2 tháng

Giá vàng giảm xuống thấp nhất gần 2 tháng

Theo các chuyên gia, giá vàng hạ nhiệt do đồng USD mạnh lên sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, đồng thời chịu áp lực do lập trường ủng hộ bitcoin của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Tài chính thị trường ngày 12/11: Lãi suất cho vay khó giảm thêm

Tài chính thị trường ngày 12/11: Lãi suất cho vay khó giảm thêm

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, mặt bằng lãi suất cho vay khó giảm thêm vì rủi ro của nền kinh tế đang ở mức cao và tỷ giá có thể diễn biến phức tạp. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 12/11 của Báo Hà Tĩnh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.