Việt Nam cảnh giác trước làn sóng dịch Covid-19 thứ 2 tại châu Á

Ban Chỉ đạo xem xét nới lỏng đi lại với một số nước đã kiểm soát dịch, song vẫn thắt chặt kiểm soát nhập cảnh và rà soát các trường hợp nghi ngờ.

Tại cuộc họp sáng 18/6, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đánh giá, tình hình dịch Covid-19 ở trong nước đã khống chế, tuy nhiên, diễn biến dịch trên thế giới vẫn hết sức phức tạp.

Việt Nam đang ở trạng thái bình thường mới, với nỗ lực thực hiện mục tiêu kép, Ban Chỉ đạo đề nghị tất cả các thành viên rà soát lại toàn bộ các công việc, nhiệm vụ được giao; yêu cầu các lực lượng phòng, chống dịch không được chủ quan, nới lỏng, sẵn sàng ứng phó với tình huống mới có thể xảy ra.

Việt Nam cảnh giác trước làn sóng dịch Covid-19 thứ 2 tại châu Á

Việt Nam cảnh giác trước làn sóng dịch Covid-19 thứ 2 tại châu Á.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh: “Thực tế, làn sóng thứ 2 của dịch Covid-19 đã bùng phát ở nhiều nước. Chính trong giai đoạn này chúng tôi rất lo lắng, quan ngại. Đất nước chuyển sang trạng thái bình thường mới, thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa khôi phục phát triển kinh tế, xã hội, nhưng nguy cơ bùng phát dịch trở lại rất cao bởi nguồn bệnh từ bên ngoài có thể tấn công vào trong nước bất cứ lúc nào”.

Theo Ban Chỉ đạo, Việt Nam vẫn còn bệnh nhân mắc Covid-19 đang điều trị; đồng thời việc đưa công dân Việt Nam về nước, đưa chuyên gia, người lao động kỹ thuật cao nước ngoài vào đang tiếp tục được triển khai, do vậy vấn đề công bố hết dịch cần hết sức cân nhắc.

Bên cạnh đó, vẫn cần thắt chặt quản lý người nhập cảnh. Ban Chỉ đạo giao Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng làm tổ trưởng tổ công tác phối hợp với các đơn vị liên quan, rà soát, xây dựng các quy định để tổ chức các khu vực riêng biệt, đảm bảo các điều kiện về an toàn dịch tễ, phòng xét nghiệm để phục vụ các nhà ngoại giao, nhà đầu tư, doanh nhân vào làm việc.

Cũng theo báo cáo của Ban Chỉ đạo, dịch bệnh có xu hướng thuyên giảm tại châu Âu, các quốc gia tại khu vực này đang từng bước thực hiện các biện pháp nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch, mở cửa biên giới. Trong khi đó tại châu Mỹ, đặc biệt là Mỹ và Brazil, tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp với sự gia tăng mạnh số mắc và tử vong mỗi ngày. Đáng chú ý, tại châu Á đang gia tăng nguy cơ xuất hiện làn sóng thứ 2 dịch Covid-19 tại một số quốc gia.

Theo đó, tại Trung Quốc sau gần 2 tháng không có ca lây nhiễm trong cộng đồng, thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc vài ngày qua đã trở thành “điểm nóng” liên quan đến chợ Tân Phát Địa. Hiện số ca mắc Covid-19 liên quan đến ổ dịch này đã lên đến hơn 100 người. Chính quyền thành phố Bắc Kinh đã nâng cấp độ cảnh báo ứng phó khẩn cấp với dịch Covid-19, hủy trên 1.200 chuyến bay, đóng cửa trường học, khuyến cáo người dân hạn chế di chuyển.

Tại Tokyo, Nhật Bản và Seoul, Hàn Quốc, trong những tuần qua, đều ghi nhận số ca mắc mới Covid-19 tăng đột biến./.

Theo Thiên Bình/VOV.VN

Đọc thêm

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.