Việt Nam sản xuất tổ hợp dẫn bắn mới cho pháo AK-230

Pháo phòng không cao tốc AK-230 hiện là vũ khí được trang bị cho nhiều tàu mặt nước cỡ nhỏ của Hải quân nhân dân Việt Nam.

AK-230 là một hệ thống pháo hải quân của Liên Xô, cấu tạo gồm 2 nòng pháo 30 mm NN-30 sử dụng cơ cấu làm mát bằng nước, được dẫn bắn bởi radar Drum Tilt hoặc Muff Cobb với chức năng chính là phòng không.

Việt Nam sản xuất tổ hợp dẫn bắn mới cho pháo AK-230

Pháo phòng không cao tốc trên tàu tên lửa tấn công nhanh Osa II của Hải quân Việt Nam

Bên cạnh đó, AK-230 còn có thể sử dụng để tiêu diệt những mục tiêu mặt nước cỡ nhỏ như xuồng cao tốc hay thủy lôi...

Công việc phát triển loại pháo tự động này bắt đầu từ thập niên 1950 và hoàn thành trong năm 1969, nó được chấp nhận trang bị cho tàu tên lửa tấn công nhanh Osa cùng với tàu phóng lôi cỡ nhỏ lớp Shershen.

Đã có tổng cộng 1.450 khẩu AK-230 được sản xuất tại Liên Xô và khoảng 300 chế tạo ở Trung Quốc dưới tên gọi Type 69

Mặc dù tốn khá nhiều thời gian nghiên cứu nhưng AK-230 lại nhanh chóng bị lạc hậu, đến cuối thập niên 1970 nó đã bị thay thế bởi “đàn em” AK-630.

Nhìn chung AK-230 thua kém AK-630 trên nhiều chỉ số, tuy nhiên loại đạn 30 x 210 mm của nó lại có uy lực lớn cũng như vận tốc cao hơn hẳn đạn 30 x 165 mm của AK-630.

Thông số kỹ thuật cơ bản của pháo AK-230: Trọng lượng toàn hệ thống: 1.875 - 1.905 kg; trọng lượng pháo: 156 kg; chiều dài nòng pháo: 1.930 mm; góc phương vị -180 độ đến +180 độ (tốc độ xoay 35 độ/s); góc tà -12 độ đến + 87 độ (tốc độ nâng hạ 50 độ/s).

Tốc độ bắn: 1.000 phát/phút/nòng; tầm bắn tối đa 6,7 km; tầm bắn hiệu quả 2,5 - 4 km; sơ tốc đạn: 1.050 m/s; cơ số đạn dự trữ: 500 viên cho mỗi nòng pháo độc lập (bao gồm đạn nổ mảnh OF-83D đi kèm đạn xuyên giáp BR-83).

Hiện nay vấn đề duy trì sức chiến đấu cho những khẩu pháo AK-230 này được xem là tương đối phức tạp, do hệ thống đã ra đời từ lâu, nhiều thành phần không còn linh kiện thay thế đồng bộ.

Việt Nam sản xuất tổ hợp dẫn bắn mới cho pháo AK-230

Cụm khí tài ngắm bắn quang điện tử kết hợp đo xa laser cho pháo AK-230 do Việt Nam tự chế tạo

Mới đây trong phóng sự “Sức trẻ” do Kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam sản xuất đã cung cấp một thông tin rất đáng chú ý, đó là các kỹ sư của Phòng tích hợp kỹ thuật điều khiển - Viện Kỹ thuật Hải quân đã có sáng kiến thay thế cột ngắm bắn tích hợp ngày - đêm với hệ thống đo xa laser nhằm thay thế radar dẫn bắn MR-104 đã hư hỏng hoàn toàn.

Khí tài mới cho chức năng tương đương với giá thành chỉ vào khoảng 7 tỷ đồng, quá nhỏ bé so với phương án đề ra ban đầu là mua mới đài radar MR-104 để thay thế, sẽ phải tiêu tốn tới vài chục triệu USD.

Ngoài việc tự chủ công nghệ chế tạo và giá thành rẻ, cụm thiết bị này còn có kích thước gọn gàng, tiêu thụ ít điện năng, mở ra khả năng thay thế cho các tàu còn trong trang bị, nhất là khi radar MR-104 nguyên bản đã có tuổi đời hàng chục năm, hệ số kỹ thuật không còn đảm bảo.

Tùng Dương/baodatviet.vn

Chủ đề QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN

Đọc thêm

Chung tay bảo vệ an ninh biên giới

Chung tay bảo vệ an ninh biên giới

Dưới sự chủ trì phối hợp của Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh, các lực lượng công an, quân sự, hải quan, kiểm lâm… đã cùng vào cuộc hiệu quả chung tay bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới.
Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh triển khai công tác phòng, chống bão số 6

Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh triển khai công tác phòng, chống bão số 6

Trước diễn biến phức tạp của bão số 6, Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo ban CHQS các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị trực thuộc làm tốt công tác chuẩn bị ứng phó, góp phần hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của Nhà nước và Nhân dân.
“Mẹ đỡ đầu” của trẻ em không may mắn

“Mẹ đỡ đầu” của trẻ em không may mắn

Mô hình “Mẹ đỡ đầu” đối với những trẻ em mồ côi của Hội Phụ nữ Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh đã góp phần giúp các cháu vơi bớt khó khăn, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.