Ông David Anjoubault, Tổng Giám đốc Kantar World Panel trao chứng nhận “Thương hiệu số 1 Việt Nam” cho ông Phan Minh tiên, Giám đốc điều hành Vinamilk
Ngày 24-5, công ty tư vấn, nghiên cứu thị trường Kantar WorldPanel công bố báo cáo thường niên Dấu chân thương hiệu (Brand Footprint) năm thứ 5. Trong đó Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) vinh dự nằm trong Top 3 nhà sản xuất sở hữu các thương hiệu được chọn mua nhiều nhất ở bốn thành phố và khu vực nông thôn Việt Nam.
Với chứng nhận "Thương hiệu số 1 Việt Nam”, đây là năm thứ ba liên tiếp công ty để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người tiêu dùng. Đặc biệt Vinamilk còn là một trong hai “ông lớn” đang sở hữu những thương hiệu thực phẩm đứng đầu bảng xếp hạng, chiếm hơn 50% tổng giá trị đến từ các nhà sản xuất trong nước ở lĩnh vực thực phẩm.
Thương hiệu tin dùng
Giao diện website thương mại điện tử
Báo cáo thường niên Dấu chân thương hiệu được thực hiện trên 73% dân số thế giới, với tổng cộng 1 tỷ hộ gia đình tại 43 quốc gia, năm lục địa với tổng mức đóng góp trong GDP toàn cầu là 75%. Khảo sát thực hiện trên 200 ngành hàng tiêu dùng nhanh ở nhiều lĩnh vực như thực phẩm, thức uống, chăm sóc gia đình, sức khỏe và sắc đẹp. Đồng thời phân tích 15.300 thương hiệu, sử dụng dữ liệu thu thập trong 12 tháng và chỉ bao gồm tiêu dùng tại nhà.
Dấu chân thương hiệu thiết lập dựa trên thông tin về hành vi mua sắm của người tiêu dùng trên thực tế thay vì thị hiếu hay thái độ của họ.
Bảng xếp hạng được xây dựng trên thước đo Điểm tiếp cận người tiêu dùng (CRP). Chỉ số này đo lường một thương hiệu dựa trên số lượng hộ gia đình thương hiệu đó tiếp cận được (có mua sản phẩm thương hiệu) và tần suất một hộ gia đình mua sản phẩm của thương hiệu đó trung bình trong một năm. Điều này cho thấy thước đo phản ánh trung thực trong việc đo lường lựa chọn mua của người tiêu dùng.
Với chỉ số CRP cao vượt trội so với các đối thủ, Vinamilk là thương hiệu thực phẩm được chọn mua nhiều nhất tại bốn thành phố chính ở thành thị. Cứ 10 hộ gia đình Việt thì có đến tám hộ lựa chọn Vinamilk hoặc Nam Ngư ít nhất một lần trong năm. Điều này có được là nhờ vào việc xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu rộng rãi và hệ thông phân phối trải dài trên toàn quốc.
Trong số những thương hiệu tăng trưởng nhanh nhất năm 2016, sữa đặc Ông Thọ là gương mặt mới lọt vào Top 10 bảng xếp hạng ở nông thôn bằng việc nhảy thêm hai bậc trong bảng xếp hạng và chỉ số CRP tăng trưởng cao đạt 14%. Thương hiệu này cũng cải thiện vị trí của mình trong bảng xếp hạng ở thành thị lên vị trí thứ sáu. Trong cả phân khúc thức uống, Vinamilk là thương hiệu thống lĩnh bản danh sách với chỉ số CRP cao gấp 3,2 lần đối thủ đứng kế tiếp.
Liên tục cải tiến, đổi mới
Những con số trên đã nói lên rằng trong năm 2017, Vinamilk đã liên tục cải tiến, đổi mới để tăng cường tiếp cận với người tiêu dùng. Chẳng hạn như ra mắt website thương mại điện tử và ứng dụng di động Giấc Mơ Sữa Việt; giới thiệu sản phẩm sữa tươi 100% Organic đầu tiên tại Việt Nam; MV Vươn Cao Việt Nam… Hơn nữa, công ty cũng tạo nên sự gắn kết cộng đồng thông qua những hoạt động xã hội như Quỹ sữa vươn cao Việt Nam, Sữa học đường…
Những sáng tạo, nỗ lực này giúp sự gia tăng thâm nhập vào người tiêu dùng và xây dựng “một chỗ đứng trong tâm trí” của họ. Đồng thời tạo sự gắn kết để được người tiêu dùng nhớ, tin dùng nhiều hơn. Đây chính là những tham số đo lường sự tăng trưởng của một nhãn hàng trong Brand Footprint của Kantar Worldpanel.
Năm nay, bảng xếp hạng được công bố cùng lúc thời điểm với sự kiện Vinamilk lọt Top 2000 công ty đại chúng lớn nhất toàn cầu của Forbes. Bên cạnh những giải thưởng trong nước, “cú đúp” danh hiệu quốc tế này đã thực sự khẳng định vị thế Vinamilk cả về quy mô công ty lẫn uy tín thương hiệu.
CĐ