Vinamilk và “cú hích” cho nông dân Hương Sơn

(Baohatinh.vn) - Sau hơn 1 năm đi vào hoạt động, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) - Chi nhánh Hà Tĩnh đã khẳng định được đẳng cấp của một thương hiệu lớn với quy mô và phương thức sản xuất hiện đại. Sự hiện diện của “ông lớn” ngành sữa Việt Nam đã mở ra hướng đi mới về phát triển kinh tế của huyện miền núi Hương Sơn.

vinamilk va cu hich cho nong dan huong son

Trang trại chăn nuôi bò sữa Vinamilk Hà Tĩnh được nuôi bằng dây chuyền hiện đại do Canada, Thụy Diển cung cấp

Chủ tịch UBND xã Sơn Lễ Nguyễn Văn Duẩn cho biết: “Vinamilk thực sự là “cú hích” tác động rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế của xã. Bởi ngoài việc tạo thêm việc làm cho hàng trăm lao động (trong và ngoài trang trại), Vinamilk còn góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ dân thông qua việc trồng nguyên liệu làm thức ăn cho bò trên những diện tích kém hiệu quả hoặc bị bỏ hoang”.

Cả hệ thống chính trị huyện đã vào cuộc tích cực nên chỉ sau 2 năm triển khai, công tác giải phóng mặt bằng 60 ha đất canh tác của gần 300 hộ dân đã hoàn tất. Tháng 9/2014, trang trại chăn nuôi bò sữa Vinamilk Hà Tĩnh bắt đầu đón những “cư dân” đầu tiên. Đến đầu năm 2015, trang trại được lắp đặt dây chuyền công nghệ hiện đại của Canada, Thụy Điển chính thức đi vào hoạt động, mở cánh cửa thoát nghèo cho người dân vùng phụ cận.

vinamilk va cu hich cho nong dan huong son

Việc chăn nuôi tại đây luôn tuân thủ những quy định khắt khe theo tiêu chuẩn quốc tế

Từ 400 con bò sữa đầu tiên được nhập từ Úc, đến nay, trang trại đạt xấp xỉ 2.000 con, trong đó có 480 con được nhập khẩu từ Mỹ. Ở thời điểm hiện tại, 600 con bò sữa (số còn lại đang mang thai hoặc chưa đến thời kỳ vắt sữa) “sản xuất” ra lượng sữa trung bình 15 tấn/ngày, với mức giá bình quân 14.000 đồng/kg, mỗi ngày, trang trại thu về trên 200 triệu đồng.

Đến nay, Vinamilk vẫn là doanh nghiệp duy nhất ở Việt Nam có trang trại đạt tiêu chuẩn quốc tế GLOBAI G.A.P. Dù chỉ đảm nhận cung cấp nguồn thô (sữa tươi), nhưng việc chăn nuôi tại trang trại luôn tuân thủ những quy định khắt khe theo tiêu chuẩn quốc tế, từ việc thu mua, chế biến nguyên liệu thức ăn, chăm sóc bê con, bò sữa đến phòng trừ dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh môi trường.

vinamilk va cu hich cho nong dan huong son

Việc thu mua, chế biến nguyên liệu thức ăn luôn đảm bảo vệ sinh môi trường.

Ngoài việc tiêm phòng theo định kỳ cho số bò “cư trú” ở trang trại, Vinamilk Hà Tĩnh còn phối hợp với các cấp chính quyền địa phương ngăn chặn dịch bệnh “từ xa”, bằng cách tiêm phòng 2 lần/năm đối với hàng ngàn con bò sinh sống trong bán kính 3 km đối với trang trại bò (chi phí do Vinamilk đảm nhận). Bên cạnh đó, trang trại thực hiện triệt để các phương pháp xử lý kín môi trường, không xả thải ra ngoài, đồng thời, tuân thủ nguyên tắc tiệt trùng tuyệt đối.

Sự hiện diện của Vinamilk, ngoài việc biến hàng trăm ha đất kém hiệu quả, trong đó có 40 ha đất ruộng bị bỏ hoang sang trồng cỏ và trồng màu (ngô nguyên liệu) còn góp phần rất lớn trong việc giải quyết việc làm cho con em trên địa bàn huyện Hương Sơn. Trưởng phòng Hành chính Vinamilk Hà Tĩnh Nguyễn Anh Hùng cho biết: “Chưa kể số lao động không thường xuyên, trong số 83 người chủ yếu trình độ đại học, cao đẳng, con em huyện Hương Sơn chiếm khoảng 70%”.

vinamilk va cu hich cho nong dan huong son

Bò mang thai được “dạo chơi” ngoài trời

Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Hương Sơn - Lê Quang Hồ phấn khởi: “Từ trước đến nay, nhiều vùng đất ở Sơn Lễ chỉ sản xuất 1 vụ, thậm chí bị bỏ hoang, nhưng từ khi Vinamilk đi vào hoạt động, nhu cầu thức ăn cho bò tăng đột biến nên thu nhập người dân tăng 1,5-2 lần. Không chỉ vậy, các xã lân cận như: Sơn Trung, Sơn Tiến, Sơn Tây, Sơn Lĩnh… cũng được hưởng lợi với tổng diện tích lên đến 220 ha”.

Cũng theo ông Hồ, “huyện Hương Sơn đã có buổi làm việc với Vinamilk. Theo đó, năm 2016, sẽ hoàn tất xây dựng chuồng trại ở 15 hộ dân. Năm 2017, các hộ sẽ nhập về từ 75-100 con”. Như vậy, nếu dự án này được triển khai thành công, chắc chắn các mô hình sẽ được nhân rộng và mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế huyện Hương Sơn.

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.