Xã đầu tiên của huyện miền núi Vũ Quang thực hiện dồn điền, đổi thửa

(Baohatinh.vn) - Đức Liên là địa phương đầu tiên của huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) triển khai phá bờ vùng, bờ thửa trên diện tích gần 70 ha nhằm thực hiện chủ trương chuyển đổi ruộng đất, giảm số thửa trên một cánh đồng.

Xã đầu tiên của huyện miền núi Vũ Quang thực hiện dồn điền, đổi thửa

Xã Đức Liên là địa phương đầu tiên của huyện Vũ Quang thực hiện dồn điền, đổi thửa.

Thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 18/11/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tập trung, tích tụ ruộng đất gắn với xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025 và những năm tiếp theo, thời gian qua, Vũ Quang đã ban hành các chỉ thị, đề án về tập trung dồn điền đổi thửa, cải tạo đồng ruộng trên địa bàn xã Đức Liên. Cùng với đó là xây dựng phương án, dự toán kinh phí phá bỏ bờ thửa, san lấp mặt ruộng và đầu tư nâng cấp, mở rộng hạ tầng phục vụ sản xuất tại vùng tập trung.

Dù vậy, trong quá trình triển khai, địa phương cũng gặp không ít trở ngại, khó khăn. Đặc thù các cánh đồng sản xuất lúa trên địa bàn Vũ Quang khá phức tạp, các chân ruộng thường phân tán, manh mún, không bằng phẳng. Theo chính quyền các cấp, khó khăn lớn nhất vẫn là một bộ phận người dân còn tâm lý sợ chia lại ruộng không đảm bảo tính công bằng, phải nhận ruộng xấu, ruộng xa, khó dẫn nước nên muốn theo lối sản xuất cũ. Những hộ có đất tốt thì gần như không ủng hộ chủ trường này. Và, xã Đức Liên cũng không phải ngoại lệ.

Xã đầu tiên của huyện miền núi Vũ Quang thực hiện dồn điền, đổi thửa

Đặc thù các cánh đồng sản xuất lúa trên địa bàn Vũ Quang khá phức tạp, các chân ruộng thường phân tán, manh mún.

Do đó, ngay khi được huyện “chọn mặt gửi vàng” để tập trung, tích tụ ruộng đất, Ban Chấp hành Đảng bộ xã Đức Liên đã kịp thời ban hành Nghị quyết về tập trung, tích tụ ruộng đất trên địa bàn xã. Theo đó, địa phương đã tiến hành kiểm tra các vùng đủ điều kiện trong tổng số hơn 467 ha đất nông nghiệp hiện có và quyết định chọn khu vực Đồng Vời của 3 thôn: Bình Quang, Tân Lệ, Liên Châu để làm điểm.

Chủ tịch UBND xã Đức Liên Lê Văn Hùng cho biết: “Khi mặt bằng đã có, xã đã nhanh chóng giao cho MTTQ và các đoàn thể tổ chức các đợt tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đoàn viên, hội viên và bà con nhân dân trên địa bàn hiểu rõ mục đích của “cuộc cách mạng” ruộng đất này. Xã và thôn cũng đã tổ chức thêm nhiều cuộc họp với dân, lấy ý kiến của Nhân dân, phân tích để thấy rõ được ý nghĩa, hiệu quả của việc dồn điền, đổi thửa. Khi bà con “được biết, được bàn, được làm và kiểm tra” nên đã tin tưởng, cùng nhau bàn giao mặt bằng gần 70 ha cho địa phương thực hiện dồn điền, đổi thửa".

Xã đầu tiên của huyện miền núi Vũ Quang thực hiện dồn điền, đổi thửa

Cánh đồng tại khu vực Đồng Vời đã cơ bản hoàn thiện việc dồn điền, đổi thửa với diện tích gần 70 ha.

Cùng với sự đồng hành của huyện, xã Đức Liên đã tiến hành đào đất, san ủi, cải tạo mặt bằng trên 70 ha ruộng ở khu vực Đồng Vời. Đến nay, sau hơn 1 tháng triển khai, việc phá bỏ bờ vùng, bờ thửa, san ủi mặt bằng đã cơ bản hoàn thành. Hiện tại, địa phương đang tiến hành đo đạc để chia ruộng cho bà con, chuẩn bị cho sản xuất vụ lúa xuân tới. Đây sẽ là bước quan trọng để các vùng sản xuất tập trung thực hiện các chuỗi liên kết với doanh nghiệp, tiến tới xây dựng các mô hình tích tụ ruộng đất, nâng cao giá trị kinh tế từ sản xuất lúa gạo.

Xã đầu tiên của huyện miền núi Vũ Quang thực hiện dồn điền, đổi thửa

Hệ thống kênh mương được quy hoạch và xây dựng lại đảm bảo cho việc tưới tiêu.

Ông Nguyễn Văn Thắng (thôn Bình Quang, xã Đức Liên) - người bàn giao gần 1 ha đất trồng lúa cho địa phương để thực hiện dồn điền, đổi thửa cho biết: “Dù chưa được giao ruộng để canh tác nhưng khi nhìn vào cánh đồng mẫu lớn, bằng phẳng, bà con chúng tôi rất phấn khởi. Giờ đây, không còn những chân ruộng chỗ cao, chỗ thấp như trước, hệ thống thủy lợi nội đồng được đầu tư đồng bộ sẽ giúp bà con gieo trỉa thuận tiện hơn so với trước. Chúng tôi rất kỳ vọng vào vụ lúa xuân tới”.

Xã đầu tiên của huyện miền núi Vũ Quang thực hiện dồn điền, đổi thửa

Người dân Vũ Quang đang kỳ vọng vào vụ lúa xuân tới trên cánh đồng mẫu lớn được quy hoạch.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Trưởng phòng TN&MT huyện Vũ Quang cho biết, không như chuyển đổi ruộng đất trước đây, lần này, việc chuyển đổi được lên kế hoạch và triển khai thực hiện một cách triệt để, bài bản với mục tiêu là giảm đến mức thấp nhất có thể về số thửa, đảm bảo mỗi hộ hoặc nhiều hộ chỉ sản xuất trên 1 thửa ruộng duy nhất.

Cách phân chia ruộng vẫn căn cứ vào diện tích, nhân khẩu theo Nghị định số 64/NĐ-CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ (về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp) để thực hiện chia lại cho các hộ với diện tích không thay đổi. Đối với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chính quyền sẽ thu hồi giấy cũ, đo đạc và cấp lại giấy mới cho người dân.

Xã đầu tiên của huyện miền núi Vũ Quang thực hiện dồn điền, đổi thửa

Lãnh đạo huyện Vũ Quang và các phòng, ngành thường xuyên kiểm tra, giúp đỡ địa phương thực hiện chủ trương dồn điền, đổi thửa.

Cũng theo ông Nghĩa, không chỉ chuyển đổi để giảm tối đa số thửa, huyện còn đầu tư kinh phí để hạ độ cao, san phẳng mặt ruộng, xây dựng hệ thống mương tưới tiêu. Đến nay, trên cánh đồng của các thôn: Bình Quang, Tân Lệ và Liên Châu, hệ thống kênh mương, trục đường giao thông nội đồng đã được quy hoạch, xây dựng; các thửa ruộng lớn với diện tích từ 1-2 ha đã được cải tạo bằng phẳng, quy củ. Dự kiến sẽ hoàn thành để bàn giao đất cho Nhân dân trước khi vào vụ xuân tới và định hướng tổ chức sản xuất lúa hữu cơ trên toàn bộ cánh đồng gần 70 ha được tập trung, tích tụ này.

Được biết, sau Đức Liên, thời gian tới, huyện Vũ Quang sẽ triển khai tập trung, tích tụ ruộng đất tại xã Hương Minh, với diện tích trên 20 ha.

Cùng với sự vào cuộc, đồng hành của cả hệ thống chính trị, xã Đức Liên đã tạo đột phá trong thực hiện dồn điền, đổi thửa. Từ đây, giúp địa phương khắc phục được tình trạng ruộng đất phân tán, nhỏ lẻ, manh mún, tiến tới giảm số chủ sử dụng đất, hình thành cánh đồng mẫu lớn; tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và các thành phần kinh tế khác đầu tư sản xuất nông nghiệp hàng hóa, áp dụng công nghệ cao gắn với chuyển đổi số, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, năng suất và thu nhập cho người sản xuất. Qua đó, góp phần giúp địa phương xây dựng NTM theo hướng hiện đại, bền vững, thúc đẩy KT-XH của toàn huyện phát triển.

Ông Nguyễn Thanh Sơn
Phó Chủ tịch UBND huyện Vũ Quang

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.